Vài nét về lực lượng lao động xã Đông Phương Yên

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 26 - 30)

Giới tính

Nghiên cứu được tiến hành trên 200 mẫu, cụ thể là:

Giới tính S ố lượng Tỷ lệ (%)

Nam 93 46.5

Nữ 107 53.5

Tổng số 200 100

Bảng 2.1 Tỷ lệ giới tính

Nghiên cứu được tiến hành chọn mẫu theo tỷ lệ nam nữ gần ngang bằng nhau, nam 46.5% và nữ 53.5%. Việc chọn mẫu này sẽ đảm bảo được tính đại diện cho cả lao động nam và lao động nữ trên địa bàn xã Đ ông Phương Yên. N hững thông tin thu được từ cả hai giới sẽ mang tính toàn diện và khách quan hơn.

Độ tuổi

Dân số trên địa bàn xã là 10.140 nhân khẩu trong đó số người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động là 5.781 người. Qua khảo sát cho thấy:

Độ tuổi S ố lượng Tỷ lệ (%) Dưới 18 tuổi 35 17.5 Từ 18 đến 30 tuổi. 57 28.5 Từ 31 đến 55 tuổi 77 38.5 Trên 55 tuổi 31 15.5 Tổng số 200 100

Bảng 2.2 Đ ộ tuổi của người lao động

Qua bảng số liệu trên ta thấy số người lao động trong độ tuổi từ 31 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 38.5%, tiếp theo là độ tuổi từ 18 đến 30 là 28.5%. Như vậy đa số lao động nơi đây nằm trong độ tuổi từ 18 đến 55, đây là độ tuổi sung sức nhất của người lao động và là nguồn lực rất lớn đóng vai trò quan trọng trong lao động sản xuất tại địa phương. Ngoài ra số người trong độ tuổi dưới 18 là 17.5% và trên 55 là 15.5%, tuy đây không phải là lực lượng lao động chính nhưng với tỉ lệ cao như vậy chứng tỏ họ cũng tham gia lao động một cách tích cực, họ làm những công việc phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của mình. Qua đây ta có thể nhận thấy tiềm năng lao động của địa phương không chỉ nằm trong số người thuộc độ tuổi lao động chính (từ 18 đến 55 tuổi) mà tiềm năng này còn nằm trong các độ tuổi dưới 18 hoặc trên 55 tuổi. Với lực lượng lao động đông đảo như vậy hứa hẹn địa phương sẽ có nhiều khả năng phát triển sản xuất trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trình độ học vấn 8.5 20.5 30 31.5 9.5 0 0 5 10 15 20 25 30 35 Không biết chữ Tiểu học THCS TH PT TC-CĐ-ĐH Trên ĐH Biểu đồ 2.1 Trình độ học vấn

Qua khảo sát cho thấy trình độ học vấn của người lao động trong xã còn tương đối thấp và phân chia thành nhiều trình độ khác nhau. Chiếm tỉ lệ cao nhất là trình độ THPT với 31.5%, những người thuộc trình độ này chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30 (57.2%). Đây là lớp thanh niên trẻ nên việc học tập được chú trọng hơn. Tuy vậy thông qua phỏng vấn sâu thì thấy rằng người dân nơi đây vẫn quan niệm chỉ cố gắng học hết cấp 3, có bằng THPT là tốt lắm rồi, học lên cao nữa thì gia đình không nuôi được, nhất là con gái thì không nên học nhiều, phải kiếm công việc nào đó làm tạm để phụ giúp gia đình, như thế là con cái coi như được học hành tử tế, cha mẹ cũng hoàn thành nhiệm vụ. Với quan niệm như vậy thì lớp thanh niên trẻ trong xã ít được học thêm lên trình độ cao hơn và cơ hội tìm kiếm được công việc với mức lương khá là rất ít. Trình độ TH CS chiếm 30%, họ chủ yếu nằm trong độ tuổi 31 đến 55 (61.7%). Đ ây là những người thuộc độ tuổi cuối thanh niên và trung niên, họ sinh ra và lớn lên trong thời kì khó khăn nên việc học tập không được chú ý. Một số người không được đi học, hoặc đi học chủ yếu chỉ để biết mặt chữ, ít ai có mong muốn hay suy nghĩ rằng học để thoát nghèo và có nghề nghiệp ổn định. Tỷ lệ người có trình độ tiểu học cũng khá cao chiếm 20.5%. Tuy nhiên khảo sát cũng cho thấy có tới 39% số người thuộc trình độ này lại nằm trong độ tuổi dưới 18, như vậy cho thấy tỷ lệ người dưới 18 tuổi bỏ học khá cao. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn, trong thời kì kinh tế xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với người lao động ngày một cao thì với trình độ học vấn thấp nhu vậy họ sẽ không thể tìm được công việc ổn định. Tỷ lệ người không biết chữ chiếm 8.5% và chủ yếu thuộc về độ tuổi trên 55 (64.7%). Tỷ lệ người dân có trình độ TC- CĐ – ĐH là 9.5% (Phụ lục III).Đa số những người thuộc trình độ này là cán bộ thôn, xã do yêu cầu công việc nên họ đi học thêm tại chức, một số lao động khác học Trung cấp nấu ăn, Trung cấp Y hoặc Trung cấp mầm non nhưng vẫn chưa tìm được công việc ổn định.

Qua điều tra cũng cho thấy việc học tập của nam giới được quan tâm nhiều hơn nữ giới. Cụ thể ở trình độ thấp như không biết chữ, Tiểu học, TH CS thì tỷ lệ nữ giới đều cao hơn nam giới. Ở trình độ cao hơn như TH PT thì tỉ lệ nam chiếm 38.8% cao hơn nữ so với nữ chiếm 25.5%. Đ ặc biệt ở trình độ TC- CĐ – Đ H thì tỷ lệ của nam giới (12.9%) cao gấp đôi nữ giới (6.6%). (Bảng 1,Phụ lục III)

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc làm và thu nhập của người lao động. Trình độ thấp là cộng thêm việc thiếu thông tin, thiếu những mối quan hệ giao tiếp sẽ dẫn đến những khó khăn trong tìm kiếm việc làm, hoặc nếu có việc làm cũng là những công việc lao động chân tay nặng nhọc, thu nhập bấp bênh. K hi xã hội phát triển đời sống của người dân được nâng cao, việc học hành của con cái được chú trọng hơn thì dần dần trình độ học vấn nâng cao sẽ đáp ứng được một trong những yêu cầu về lao động trong thời kỳ CNH- H ĐH .

Số lượng thành viên và số người thuộc độ tuổi lao động trong gia đình

Tìm hiểu về số lượng thành viên và số người thuộc độ tuổi lao động trong gia đình sẽ cho thấy khả năng lao động và sự đóng góp của các thành viên vào đời sống chung. Cụ thể điều này được thể hiện trong bảng sau:

Số thành viên S ố lượng Tỷ lệ (%)

1 đến 3 người 51 25.5 4 đến 6 người 113 56.5

Trên 6 người 36 18.0

Tổng số 200 100

Bảng 2.3 Số lượng thành viên trong gia đình

Số người S ố lượng Tỷ lệ (%) 1 đến 2 người 57 28.5 3 đến 4 người 108 54.0 5 đến 6 người 27 13.5 Trên 6 người 8 4.0 Tổng số 200 100

Bảng 2.4 Số người trong độ tuổi lao động trong từng gia đình

Đông Phương Yên là một xã thuộc vùng nông thôn nên các gia đình vẫn chủ yếu thuộc kiểu gia đình truyền thống, thường có 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cháu. Thông qua bảng số liệu ta thấy gia đình có từ 4 đến 6 người chiếm tỉ lệ cao nhất

56.5%. Gia đình có từ 1 đến 3 người chiếm tỷ lệ 25.5% và gia đình có trên 6 người chiếm 18%. Trong tất cả các gia đình được điều tra thì mỗi gia đình có ít nhất từ 1 đến 2 người trong độ tuổi lao động chiếm 28.5%. Có tới 54% số gia đình có từ 3 đến 4 người thuộc độ tuổi lao động. Đ iều này cho thấy nguồn lao động tại địa phương là rất dồi dào. Các thành viên trong gia đình lao động ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau sẽ đóng góp thêm vào thu nhập của cả gia đình, giúp cải thiện đời sống chung.

2.3 Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – C hương Mỹ - Hà N ội

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)