Tìm hiểu về thu nhập của người lao động là một đặc điểm quan trọng trong việc phản ánh đúng thực trạng các vấn đề về việc làm của người dân trong xã Đông Phương Yên. Với thời gian lao động dài như vậy nhưng thu nhập của họ rất thấp. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau đây:
Thu nhập bình quân Số lượng Tỷ lệ (%)
Dưới 1 triệu 35 17.5 Từ 1 đến dưới 2triệu 137 68.5 Từ 2 đến dưới 3triệu 22 11.0 Từ 3 đến 5triệu 6 3.0 Trên 5triệu 0 0 Tổng số 200 100
Bảng 2.5 Thu nhập bình quân hàng tháng của người dân
Kết quả cho thấy có tới 86.5% người dân có thu nhập từ 1 đến dưới 2 triệu. M ức thu nhập này không phải là quá thấp so với thu nhập trung bình ở nông thôn hiện nay, nhưng mức thu nhập này không tương xứng với thời gian tương đối dài mà người dân lao động hằng ngày. Ngoài ra có 17.5% người dân có thu nhập bình quân hàng tháng dưới 1 triệu. Với mức thu nhập này thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu chi tiêu hàng
ngày của một số gia đình. Đ ể có thể làm rõ nhận định này tác giả đã hỏi thêm về thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình và thu nhập so với nhu cầu chi tiêu. Cụ thể có 44.5% số hộ gia đình có thu nhập từ 3 đến 5 triệu/ tháng. Mức thu nhập từ 2 đến 3 triệu của cả gia đình chiếm tỷ lệ 34%. (Câu 8, Phụ lục II ). Với đa số gia đình có từ 3 đến 4 người trong độ tuổi lao động mà tổng thu nhập phần lớn dưới 5 triệu thì có tới 49% người dân trả lời rằng mức thu nhập này không đảm bảo cuộc sống, 44.5% người dân cho biết chỉ vừa đủ chi tiêu. Số hộ gia đình có tiền tiết kiệm chỉ có 6.5% (Câu 9, Phụ lục II).
Qua khảo sát cũng cho thấy những người có thu nhập thấp dưới 1 triệu phần lớn là những người lao động nông nghiệp (54.3%) và thợ nghề MTĐ (45.7%). H ọ cũng là những người có trình độ thấp, 40% người có thu nhập dưới 1 triệu là người không biết chữ. Mức thu nhập cao trên 5 triệu chủ yếu thuộc về những người làm nghề buôn bán và dịch vụ. (Bảng 9, Phụ lục III). Với những người dân có công việc chính là làm hàng M TĐ thì giá thành sản phẩm rẻ, ngoài ra họ phải bỏ tiền gốc để mua nguyên liệu là giang, mây, song, nứa…thì tiền lãi còn lại không được bao nhiêu. Người làm nông cũng vậy, đến mùa thu hoạch lúa, màu bán đi cũng chỉ đủ để trả cho các chi phí giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu. H ọ phải chật vật lắm mới xoay sở được các khoản chi tiêu trong gia đình.
Qua bảng 3 ta nhận thấy nam giới có thu nhập cao hơn nữ giới. M ức thu nhập cao từ 2 đến 3 triệu thì nam chiếm 16.1% trong khi nữ là 6.6%. Mức thu nhập cao nhất là 3 đến 5 triệu tì nam chiếm 5.4% còn nữ chỉ có 0.9%(Bảng 3, Phụ lục III).
Như vậy ta có thể nhận thấy rằng trước khi sáp nhập Hà Nội công việc chủ yếu của người dân trong xã là làm nghề MTĐ và làm nông. Thời gian lao động trong ngày là tương đối dài nhưng thu nhập thấp không đủ cho nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày. Đông Phương Yên vốn là làng nghề M TĐ truyền thống nhưng do giá thành sản phẩm rẻ, giá nguyên liệu ngày càng tăng cao nên nhiều hộ gia đình đã không còn mặn mà với nghề. Vì vậy khi được hỏi về việc có mong muốn thay đổi công việc hay không thì đã có tới 79.5% người dân trả lời rằng “có”. Nhu vậy đa số người dân nơi đây không hài lòng với công việc và thu nhập hiện tại, họ mong muốn tìm một công