2. Luật thuế của Việt Nam áp dụng đối với thu nhập của các doanh nghiệp Việt Nam hay các doanh nhân đăng kí kinh doanh ở Việt Nam thu được từ các hoạt động đầu tư
CÁC LỖI BÊN KHÔNG PHẢI HOA KỲ THƯỜNG GẶP
Các đối tác không phải là Hoa Kỳ thường mắc các lỗi trong các nỗ lực quan hệ thương mại với Hoa Kỳ của họ. Một số là lỗi thương mại, một số là lỗi pháp lý, nhưng phần lớn các lỗi hỗn hợp giữa pháp lý và thương mại. Lý do ở đây là thương mại là pháp lý và pháp lý là thương mại – chúng thường gắn bó chặt chẽ với nhau. Chúng ta không thể liệt kê tất cả các lỗi thường gặp của các đối tác với Hoa Kỳ trong một cuốn sách nhỏ này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin được nêu ra ở đây một số ví dụ đáng lưu ý.
• Sự kiểm duyệt các sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ. Một vài sản phẩm không
thể được mang vào thị trường Hoa Kỳ và bán mà không có sự kiểm duyệt của một cơ quan của Liên bang hoặc của các tiểu Bang tại Hoa Kỳ. Đối với một vài sản phẩm, phải có thủ tục đăng ký (và sau đó, có thể là phải báo cáo định kỳ). Cần phải đảm bảo rằng dữ liệu bạn sẽ kiểm tra cẩn thẩn các yêu cầu nếu có các yêu cầu áp dụng với sản phẩm của bạn. Một ví dụ điển hình, một công ty châu Âu mong muốn xuất khẩu và bán vào thị trường Hoa Kỳ loại kính râm - không phải là kính thuốc. Công ty Châu Âu này nhận được thông tin từ phòng thương mại của cả quốc gia mà nó có trụ sở và cả Hoa Kỳ rằng Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ phê duyệt việc nhập khẩu mặt hàng kính râm, và công việc này phải mất vài tháng để tiến hành. Công ty Châu Âu này sẽ giao trách nhiệm cho công ty của bạn tiến hành việc nghiên cứu tình hình. Sau quá trình xem xét, nhận ra rằng các thông tin mà công ty Châu Âu kia nhận được là không còn chính xác nữa - cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách và quy định một vài tháng trước đó. Thủ tục phê duyệt trước kia nay không còn cần thiết. Thay vào đó, công ty Châu Âu và đại lý bán hàng tại Hoa Kỳ chỉ phải đăng ký với Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ. Thủ tục này chỉ cần điền vào một số tờ khai, gửi chúng đến cơ quan này và nhận được số đăng ký sau. Sau đó, các báo cáo hàng năm sẽ phải được nộp cho cơ quan này. Thủ tục đăng ký chỉ mất có vài tuần. Phần khó khăn nhất trong thủ tục đăng ký là tìm và liên hệ được với văn phòng đăng ký (có rất nhiều văn phòng đăng ký ở các địa điểm khác nhau). Vấn đề ở đây là : Nếu có
bất kỳ một sự hoài nghi nào về các thủ tục đăng ký, phê chuẩn hoặc bất kỳ các thủ tục khác của chính phủ Hoa Kỳ được áp dụng cho sản phẩm của bạn, bạn nên giao phó vấn đề cho nhà tư vấn Hoa Kỳ có thẩm quyền để giải quyết.
• Điều tra tổng quát về các đối tác thương mại Hoa Kỳ trong tương lai. Một số
lượng lớn các đối tác không phải người Hoa Kỳ gặp một ai đó tại một hội chợ thương mại hoặc một sự kiện tương tự, trên máy bay, thông qua một người bạn, hoặc bằng một cách nào đó. Một đối tác nào đó (hay công ty) nói rằng anh ta thích một sản phẩm hoặc dịch vụ của một đối tác nước ngoài và sản sàng trở thành nhà phân phối, đại lý, bên nhận li-xăng, đối tác.vv. Nếu không xem xét một cách cẩn thận, đối tác nước ngoài đồng ý bằng văn bản hoặc lời nói. Điều đó là một sai lầm tồi tệ. Nó có thể dẫn tới một vấn đề về thương mại, pháp lý hoặc một vụ kiện tụng. Bạn cần phải điều tra kỹ càng đối tác tiềm năng của bạn trước khi đồng ý hoặc bắt đầu các mối quan hệ thương mại. Các luật sư Hoa Kỳ sẽ có thể tìm kiếm được các thông tin có giá trị về đối tác tương lại của bạn. Vấn đề ở đây là: Đừng hợp tác làm ăn với với bất kỳ một ai mà chưa kiểm tra kỹ càng về họ.
• Hãy để một người khác, không phải nhân viên tin cẩn nhất của bạn giải quyết việc nộp đơn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Một vài công ty nước ngoài cho
khác ngoài công ty của bạn tiến hành đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ của công ty (các sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền… ). Kết quả là từ lỗi này dẫn đến một sự gian lận trắng trợn khác. Trong nhiều trường hợp, người được giao phó không trung thực sẽ nộp một đơn đăng ký các tài sản sở hữu trí tuệ chỉ dưới tên của anh ta hoặc tên của công ty anh ta, không dưới tên công ty bạn. Vấn đề ở đây là: Các quyền sở hữu trí tuệ là trái tim của các hoạt động kinh doanh của công ty bạn. Chỉ những đại diện rất tin tưởng mới có quyền đứng ra đăng ký xác lập quyền cho các đối tượng này tại các cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ.
• Nộp đơn đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ tại Hoa Kỳ (hoặc ở các nước phương Tây) Vấn đề về quyền ưu tiên. Một trong những vấn đề đầu tiên mà một công ty
nước ngoài nên làm - rất nhiều trường hợp đã bị xao nhãng - là tiến hành nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ và ở thị trường phương Tây cho các sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền và các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ. Bạn nên tiến hành các thủ tục đăng ký các đối tượng này trước khi bạn bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh trên vùng lãnh thổ đó. Bạn cần phải có một kế hoạch để sử dụng các nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu, lô gô và các biểu tượng khác. Tiến trình này được bắt đầu bằng việc kiểm tra xem liệu có người thứ 3 đã đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký, hay sử dụng các đối tượng nêu trên hay một đối tượng tương tự tới mức có thể gây nhầm lẫn với các đối tượng của bạn hay chưa. Bạn không nên sử dụng và thậm chí bạn có thể bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu, lô gô hoặc các biểu tượng khác mà bị coi là xâm phạm đến quyền của người thứ ba. Một lý do nữa là. Nếu bạn đã sử dụng nhãn hiệu đó, tên thương mại đó và phải dừng việc sử dụng này lại do có thể vi phạm quyền của người khác, bạn sẽ phải mất nhiều chi phí và gặp khó khăn để các khách hàng tiềm năng của bạn thừa nhận nhãn hiệu mới,....Vấn đề ở đây là: tình trạng của các quyền sở hữu trí
tuệ của bạn phải là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
• Đừng để bất kỳ một ai khác ngoài nhân viên được tin cận nhất trong công ty của bạn làm thủ tục thành lập công ty, hay làm việc với luật sư Hoa Kỳ (và các chuyên gia khác). Một câu chuyện có thật sẽ minh hoạ cho điểm này. Một công ty
nước ngoài mà chủ sở hữu của công ty có quan hệ với một đối tác thương mại Hoa Kỳ và mong muốn thành lập một công ty ở Hoa Kỳ. Công ty Hoa Kỳ nêu trên đã tư vấn cho chủ sở hữu của công ty nước ngoài rằng theo pháp luật Hoa Kỳ hiện hành, tối thiểu một cổ đông của một công ty Hoa Kỳ phải cư trú thường xuyên tại Hoa Kỳ, và đối tác thương mại Hoa Kỳ kia đáp ứng điều kiện. Trên thực tế, sự tư vấn này là sai bởi vì theo quy định của luật, không có bất cứ một cổ đông nào phải có nơi cư trú thường xuyên ở Hoa Kỳ. Công ty nước ngoài và chủ sở hữu đã dự định sẽ bán 1 cổ phiếu của công ty mới chủ sở hữu của công ty này, 1 cổ phiếu nữa được dành cho đối tác thương mại Hoa Kỳ như là một loại cổ phiếu ghi danh để thoả mãn yêu cầu của luật. Phần còn lại, 98% cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của công ty nước ngoài và các chủ sở hữu khác được công ty nước ngoài chỉ định sở hữu (phần cổ phiếu này sẽ được quyết định sau). Chủ sở hữu công ty nước ngoài tin tưởng rằng anh ta đã chuyển thông tin về cổ phiếu nêu trên cho đối tác Hoa Kỳ, và anh ta cho rằng đó là một thoả thuận hợp đồng. Tuy nhiên, không có bất có một hợp đồng bằng văn bản nào được chuẩn bị và ký kết giữa công ty nước ngoài, chủ sở hũu và đối tác Hoa Kỳ. Đối tác Hoa Kỳ đã tiến hành thành lập một công ty Hoa Kỳ dưới sự tư vấn của luật sư Hoa Kỳ mà anh ta lựa chọn. Họ có ý định sẽ phát hành 20 cổ phiếu: 10 cổ phiếu dành cho đối tác Hoa Kỳ và 10 cổ phiếu dành cho chủ sở hữu của công ty nước ngoài. Đối tác Hoa Kỳ cũng yêu cầu rằng anh ta sẽ là chủ sở hữu của 50% số vốn của công ty Hoa Kỳ. Đối tác Hoa Kỳ cũng yêu cầu rằng anh ta sẽ là
Chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành của công ty mới thành lập và chủ sở hữu của công ty nước ngoài sẽ là thành viên của ban giám đốc. Vốn đầu tư trong công ty mới đến từ công ty nước ngoài. Trong khi đó công ty mới đã ký kết các hợp đồng kinh tế dài hạn với các khách hàng lớn của Hoa Kỳ để bán các sản phẩm của công ty nước ngoài từ công ty mới. Công ty nước ngoài và chủ sở hữu của nó đã cố gắng giải quyết vấn đề trên tinh thần hoà giải với đối tác Hoa Kỳ nhưng không có kết quả. Một vụ kiện cáo tốn kém tại Hoa Kỳ đang chờ đợi công ty nước ngoài và chủ sở hữu của nó. Bài học: 1. Đảm bảo rằng bên nước ngoài (VD: bên Việt
Nam) phải kiểm soát toàn bộ quá trình thành lập pháp nhân tại Hoa Kỳ; 2. Phải đảm bảo rằng các thoả thuận và các quy định phải bằng văn bản và được chuẩn bị bởi luật sư Hoa Kỳ.
• Sử dụng các công ty dịch vụ để thành lập công ty của bạn tại Hoa Kỳ. Các
quảng cáo được phát hành ở rất nhiều quốc gia chào một giá rất thấp cho việc thành lập một công ty ở Hoa Kỳ. Bạn không nên thuê các công ty đó. Theo kinh nghiệm của tác giả, những công ty dịch vụ không hoàn tất công việc cần thiết để thành lập và (theo cách nói của các luật sư Hoa Kỳ) “tổ chức” công ty đó. Đó là đặc biệt khi công ty dự định thành lập đó là một “tập đoàn” được thành lập theo luật pháp của một Bang cụ thể ở Hoa Kỳ. Các công ty dịch vụ thường không chú ý đến các vấn đề như các tài liệu để bổ nhiệm các giám đốc và nhân viên, thông qua điều lệ của công ty, công bố và phê chuẩn phần góp vốn, phát hành cổ phiếu, và các vấn đề khác. Kết quả là công ty được thành lập với nhiều sai sót. Tác giả (ông Wise) đã rất nhiều lần được giao phó hoàn thiện và loại bỏ hay chỉnh sửa các tài liệu về tổ chức và thành lập công ty cũng như các tài liệu khác mà khách hàng đã sử dụng các công ty dịch vụ để thành lập. Nói chung, sửa chữa những thiếu hụt và sai sót này sẽ tốn kém hơn là thực hiện mọi việc chính xác và đầy đủ ngay từ ban đầu.
Tương tự như vậy, một số công ty dịch vụ cam kết trong phần quảng cáo của họ là nếu bạn thành lập một tập đoàn hoặc một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) tại Hoa Kỳ thông qua họ thì các pháp nhân Hoa Kỳ này sẽ không bị chịu thuế thu nhập nếu hoạt động kinh doanh của pháp nhân đó diễn ra ngoài nước Hoa Kỳ và/hoặc nếu được sở hữu bởi một công dân không phải Hoa Kỳ và không phải là người chịu thuế ở Hoa Kỳ. Những cam kết đó đều là sai sự thật. Bạn nên cẩn thận để không
bị họ lừa.
• Các hợp đồng “hạng nhất” dành cho thị trường Hoa Kỳ là một điều bắt buộc.
Nếu bạn muốn tối ưu hoá cơ hội nhận đuợc tiền, thành công trong kinh doanh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, và không gặp những vấn đề rắc rối về pháp lý, thuế và các vấn đề khác, bạn cần những hợp đồng dành cho thị trường Hoa Kỳ được soạn thảo kỹ lưỡng bởi các chuyên gia Hoa Kỳ có đủ năng lực. Có thể trích dẫn vô số các trường hợp trong đó các bên nước ngoài đã không tuân theo quy trình này và sau đó họ đã phải trả giá. Dưới đây là một ví dụ. Một công ty nước ngoài (không phải công ty Hoa Kỳ), không sử dụng luật sư ký “hợp đồng hợp tác” với một nhà sản xuất và bán các thiết bị công nghiệp tương tự như mình của Hoa Kỳ. Hợp đồng có điều khoản cấm công ty nước ngoài bán các sản phẩm của họ và các sản phẩm tương tự ra thị trường Bắc Mỹ trong vòng 5 năm sau khi hợp đồng chấm dứt. Hợp đồng này đã kết thúc nhưng bên Hoa Kỳ đang nợ tiền công ty nước ngoài này. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bởi 3 trọng tài tại Bang của bên Công ty Hoa Kỳ (Bang Indiana), và theo luật Bang Indiana. Bên Công ty Hoa Kỳ đã tiến hành tại cơ quan trọng tài, khiếu kiện bên công ty nước ngoài nợ tiền họ, và quan trọng hơn là, để thực thi các điều khoản không cạnh tranh nói trên.
Kết quả là cuộc phân xử kéo dài và tốn kém với lợi thế “sân nhà” nghiêng về phía bên Công ty Hoa Kỳ. Vấn đề là: Nếu công ty nước ngoài thuê luật sư Hoa Kỳ giỏi để soạn thảo và hỗ trợ đàm phán hợp đồng, thì điều không may này rất có khả năng đã không bao giờ xảy ra.
• Sử dụng Các Điều Khoản Chung về Mua Bán được soạn thảo riêng cho thị trường Hoa Kỳ. Các điều khoản chung về mua bán này thường đưa ra các điều kiện thuận lợi rõ ràng và quan trọng đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài, bao gồm cả các công ty con và chi nhánh của họ ở Hoa Kỳ. Có rất nhiều lợi ích của việc sử dụng như vậy mà không thể đề cập hết ở đây. Một tham chiếu: Một loạt các lợi
ích từ việc sử dụng Các điều khoản chung về mua bán đã được soạn thảo riêng cho thị trường Hoa Kỳ có thể tìm thấy trong Chương 14: “Sách hướng dẫn về
luật pháp, thực tiễn kinh doanh và thuế tại Hoa Kỳ dành cho các doanh nhân nước ngoài”. Xin xem phần Phụ lục.
Nhiều công ty nước ngoài không soạn thảo kỹ càng và sử dụng Các điều khoản chung về mua bán đã được soạn thảo kỹ càng đối với thị trường Hoa Kỳ và Các điều khoản chung này thành ra phần lớn không có tác dụng hoặc là trở ngại trong mua bán và các giao dịch khác, đối với cả thị trường Hoa Kỳ và các nước khác. Độc giả có thể tham vấn cuốn hướng dẫn của Aaron Wise, có thể được cung cấp miễn phí: "Các Điều Khoản Chung về Mua Bán khi xuất khẩu
đến Hoa Kỳ, các nước phương tây nói chung và trên toàn thế giới" : Sách hướng dẫn dành cho các nhà xuất khẩu nước ngoài (không phải Hoa Kỳ)
• Hãy cẩn trọng khi thanh lý các hợp đồng phân phối, nhượng quyền thương mại (franchise), đại lý và li-xăng (license) tại Hoa Kỳ. Hãy tiến hành cẩn thận với
những ý kiến tư vấn chuyên nghiệp, trước khi bạn cố gắng thanh lý hợp đồng. Nhà phân phối, người nhận nhượng quyền thương mại, đại lý buôn bán hàng hoá và người nhận li-xăng thường hay kiện tụng dựa trên cơ sở cáo buộc là sự thanh lý đó không hợp lý hoặc đưa ra các yêu cầu phản đối ngược lại (phản tố) khi nhà cung cấp, người nhượng quyền thương mại hoặc bên cấp li-xăng kiện họ (Ví dụ: kiện để được hoàn lại tiền). Có hai bài học: