CÔNG TY LIÊN DOAN HỞ HOA KỲ

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 47 - 50)

4. Đại lý và đại diện bán hàng với tư cách là nhân viên của bạn: Nếu Đại lý và đạ

CÔNG TY LIÊN DOAN HỞ HOA KỲ

● Đối tác liên doanh thích hợp: Hình thức công ty liên doanh ở Hoa Kỳ chỉ được hoạt động khi bạn tìm được đối tác để hợp tác kinh doanh. Bạn có thể tìm kiếm đối tác liên doanh dựa vào mối quan hệ nào sẵn có, trong trường hợp bạn không thể tìm được đối tác để hợp tác thì các luật sư Hoa Kỳ có thể hỗ trợ bạn tìm kiếm đối tác trên cơ sở những người có nhu cầu hợp tác mà họ đã biết.

● Hầu hết các công ty liên doanh ở Hoa Kỳ hoạt động không mang tính chất lâu dài: Bạn không nên xem họ như một chủ thể bất biến ngay cả khi họ đã có một thời gian hoạt động khá dài. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị tâm lý và nhân sự để điều hành những công việc, kế hoạch của công ty nếu có những biến cố xảy ra.

● Công ty liên doanh ở Hoa Kỳ. Rất ít khi một đối tác nước ngoài góp vốn trực tiếp vào một công ty liên doanh hoặc “hợp đồng hợp tác kinh doanh”. Góp vốn trực tiếp theo hình thức “công ty liên doanh không có tư cách pháp nhân” hoặc “hợp đồng hợp tác kinh doanh” có thể dẫn đến trách nhiệm của đối tác nước ngoài (không phải Hoa Kỳ) về các khoản nợ, trách nhiệm của công ty liên doanh theo luật của Bang và các hậu quả về thuế bất lợi khác.

Như một nguyên tắc, các đối tác Việt Nam khi hợp tác kinh doanh ở Hoa Kỳ nên thành lập một công ty Hoa Kỳ mới để đầu tư vào liên doanh. Ngoài ra, trong quá trình

hợp tác kinh doanh cũng có những loại hình khác có thể lựa chọn tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh của bạn, ví dụ như loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (“LLC”).

● Ba loại hình công ty liên doanh điển hình ở Hoa Kỳ: 1. Liên doanh phân phối hàng hoá

Các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ thành lập công ty theo luật pháp của mỗi Bang (rất phổ biến là Bang Delaware), mỗi bên nắm giữ một số phần trăm vốn để thành lập công ty liên doanh (công ty). Điểm điển hình ở đây là liên doanh sẽ bán các sản phẩm của Bên Việt Nam và hợp đồng phân phối sẽ do liên doanh ký kết. Nếu phía đối tác Hoa Kỳ cũng bán hàng hoặc sản phẩm cho công ty liên doanh thì thông thường các điều khoản này được thể hiện trong một hợp đồng riêng. Thường thì phía đối tác Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm về công việc tìm hiểu thị trường và lực lượng bán hàng (thông qua những đại lý, đại diện của phía đối tác Hoa Kỳ hoặc những đại lý, đại diện độc lập), công nghệ sản phẩm của công ty và những vấn đề khác như sự hỗ trợ về hành chính và sử dụng của cơ sở vật chất. Công ty sẽ bán sản phẩm cho khách hàng theo khu vực đó được thoả thuận (ví dụ như toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ, hoặc những nơi khác như phía tây bán cầu).

2. Liên doanh sản xuất

Loại hình này tương tự với loại hình công ty liên doanh phân phối hàng hoá, trừ việc công ty sẽ sản xuất (toàn bộ hoặc một phần) và, hoặc lắp ráp sản phẩm có nguồn gốc từ phía đối tác Việt Nam (và, những sản phẩm thích hợp có nguồn gốc từ phía đối tác Hoa Kỳ) sau đó bán lại những sản phẩm này. Phía đối tác Hoa Kỳ có thể góp máy móc để sản xuất sản phẩm cho công ty liên doanh, hoặc công ty liên doanh có thể mua hoặc thuê hoặc chế tạo ra các loại máy móc để sản xuất này. Việc sản xuất sản phẩm có thể diễn ra ở Hoa Kỳ, hoặc ngay cả ở Canada, Mexico, hoặc ở một nơi khác trên thế giới. Các công việc này được ký kết thành một "hợp đồng li xăng" do một đối tác góp vốn cấp quyền cho công ty liên doanh

được quyền sản xuất sản phẩm với các công nghệ của đối tác đó hoặc những quyền sở hữu trí tuệ khác.

3. Liên doanh nghiên cứu và phát triển

Một đối tác Việt Nam và một đối tác Hoa Kỳ có thể hợp tác thành lập một công ty Hoa Kỳ nhằm nghiên cứu và phát triển hoặc thực hiện một số hoạt động tương tự khác.

● Tầm quan trọng của các tài liệu Liên Doanh.

Đây là điều bắt buộc, đặc biệt cho đối tác nước ngoài (ví dụ: đối tác Việt Nam). Trong quá trình hợp tác kinh doanh, đến một mức độ nhất định, toàn bộ các tài liệu giao dịch cần thiết phải được ký kết.

● Bản tóm tắt chưa mang tính ràng buộc về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng NB-SOT. Quá trình đám phán hợp đồng nên được bắt đầu với việc chuẩn bị và ký kết một

Bản tóm tắt chưa mang tính ràng buộc về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng NB-SOT hơn là chuẩn bị luôn một bản dự thảo hợp đồng, Kỹ năng này rất có lợi cho cả hai bên. ● Dự thảo hợp đồng. Đôi khi các ý tưởng giống nhau được lập lại trong cuốn sách này,

bạn - bên Việt Nam nên chớp lấy cơ hội một cách tối đa và cần duy trì sự chủ động của mình đối với cả Bản tóm tắt NB-SOT và Bản dự thảo hợp đồng. Hãy để cho phía đối tác Hoa Kỳ bình luận về bản dự thảo hợp đồng của bạn. Điều quan trọng đối với bạn là đừng đánh mất “thế chủ động”.

● Kế hoạch thuế. Sự hỗ trợ của các chuyên gia về lĩnh vực thuế là rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến quá trình đàm phán về cấu trúc và quá trình thực hiện liên doanh. Một lý do nữa là giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa có một hiệp định nào về thuế thu nhập tính đến thời điểm này.

● Một vài kỹ năng trong việc thương thảo.

Dưới đây chúng tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ cụ thể về hình thức liên doanh hoạt động như một công ty độc lập ở Hoa Kỳ.

1. Luật nào ở Hoa Kỳ sẽ quy định về hình thức liên doanh?

2. Loại cổ phiếu nào công ty Liên doanh sẽ được phát hành và các bên sẽ nắm giữ bao nhiêu phần trăm?

3. Quá trình góp vốn của các bên liên doanh và tổng số vốn nói chung. Việc tăng vốn hoặc vay vốn sẽ được thực hiện như thế nào nếu trong quá trình hoạt động của công ty liên doanh đòi hỏi vốn bổ sung?

4. Bộ máy quản lý của việc liên doanh sẽ cần bao nhiêu người? (Ban giám đốc); Ai sẽ được lựa chọn làm thành viên của bộ máy quản lý?

5. Chức năng và quyền hạn của thành viên này như thế nào?

6. Những việc làm và tài liệu nào của công ty Liên doanh cần phải được các cổ đông hoặc Ban giám đốc phê chuẩn (thông qua)? Liệu những việc làm hoặc hành động cụ thể nào của các bên liên doanh có cần phải có sự chấp thuận của đa số hoặc tất cả các bên? 7. Những bế tắc và giải pháp để giải quyết những bế tắc đó.

8. Những quy định hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của công ty liên doanh? Nghĩa vụ mua lại cổ phiếu? Quyền được mua hoặc bán cổ phiếu? Quy định về việc từ chối mua hoặc bán đó?

9. Giải pháp cho việc chấm dứt và giải thể liên doanh.

10.Dự kiến tất cả những giải pháp cho việc phân phối, chuyển giao, thuê nhân công, cho vay vốn, dịch vụ và tất cả các thoả thuận khác giữa các đối tác và các bên liên doanh. 11.Dự kiến nơi giải quyết tranh chấp, khiếu nại và Luật nào sẽ được áp dụng đối với hợp

đồng liên doanh.

● Nguồn khách hàng từ Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ phải làm việc chặt chẽ đối với các luật sư của Hoa Kỳ trong việc hợp tác liên doanh ở Hoa Kỳ. Nguồn khách hàng này sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi cho phía Việt Nam và đó là điều rất cần thiết.

● Loại hình công ty Hoa Kỳ có từ một thành viên trở lên. Có nên hay không nên khi gọi là công ty liên doanh nếu công ty có hơn 1 cổ đông, điều cần thiết (tối thiểu) là: (i) Một hợp đồng giữa các bên. (ii) Các quy đinh đặc biệt của công ty thiết lập riêng cho các quy định về thoả thuận cổ phần. Một ví dụ cụ thể là: một công ty Việt Nam thành lập một công ty ở Hoa Kỳ. Cùng thời gian đó hoặc muộn hơn, công ty mẹ ở Việt Nam này quyết định rằng một số xác định hoặc một nhóm người làm thuê cho công ty con ở Hoa Kỳ có thể mua cổ phần của công ty Hoa Kỳ. Khi điều đó xảy ra, việc tối thiểu cần thiết là chuẩn bị, đàm phán và ký kết một hợp đồng giữa các cổ đông, cộng với việc ban hành các quy định đặc biệt của chính công ty ở Hoa Kỳ .

● Chi phí. Chi phí để thành lập một công ty liên doanh thường cao hơn so với thành lập một công ty thuộc sở hữu toàn bộ của Hoa Kỳ.

CHƯƠNG 8

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)