CÁC LOẠI VISA CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 58 - 60)

2. Luật thuế của Việt Nam áp dụng đối với thu nhập của các doanh nghiệp Việt Nam hay các doanh nhân đăng kí kinh doanh ở Việt Nam thu được từ các hoạt động đầu tư

CÁC LOẠI VISA CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM

Những yêu cầu liên quan đến visa ở Hoa Kỳ nên được coi là một phần các hoạt động kinh doanh của bạn ở Hoa Kỳ. Cấu trúc hoạt động kinh doanh của bạn (Ví

dụ: như cơ cấu sở hữu và vốn) ở Hoa Kỳ có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề Visa của các nhân viên được bạn trả lương ở Hoa Kỳ. Một người không mang quốc tịch Hoa Kỳ không được trả lương từ công ty của Hoa Kỳ nếu không có visa.

Visa tạm thời ở Hoa Kỳ; Visa dài hạn (Thẻ xanh): Có một số loại visa tạm thời

áp dụng được với các công dân Việt Nam và phù hợp với yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ, có thể ví dụ như sau:

Visa B-1 dành cho khách du lịch (và đôi khi tương tự như Visa du lịch B-2). Visa L-1dùng cho người được chuyển giao trong nội bộ công ty .

Visa H-1, H-2, hay H-3.

Visa O-1 và O-1 (a) dành cho vận động viên và người biểu diễn. Visa A dành cho nhà ngoại giao.

Visa dài hạn hay Thẻ xanh là một loại Visa “nhập cảnh” và dài hạn, không giống các loại visa ở trên chỉ là tạm thời.

Visa loại B-1. Với loại Visa này công dân không mang quốc tịch Hoa Kỳ không

được làm việc và không được trả lương ở Hoa Kỳ, từ nguồn tài chính Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người được cấp loại Visa này có thể đàm phán Hợp đồng, tham vấn các cộng sự, khiếu kiện tại toà án hay trọng tài hoặc tham gia vào các hội thảo, làm nghiên cứu và tham gia vào các hoạt động được cho phép khác ở Hoa Kỳ. Visa loại B-1 có thời hạn ngắn (thời hạn dài nhất là 6 tháng, tuy nhiên thường thì Visa không được cấp với thời hạn dài nhất này).

Visa loại L-1. Visa loại này dành cho người nước ngoài (Ví dụ: công dân Việt

Nam) là “nhà quản lý”, “chuyên gia”, “người có kiến thức” trong các lĩnh vực (tất cả được qui định theo Luật nhập cư của Hoa Kỳ). Những người này đã từng làm việc cho một doanh nghiệp ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ với thời hạn ít nhất 1 năm trong vòng 3 năm trước đó với tư cách là “nhà quản lý”, “chuyên gia”, “người có kiến thức” nói trên và nay được tạm thời chuyển tới làm việc với vị trí tương đương cho chi nhánh hay công ty ở Hoa Kỳ . Người có Visa loại L-1 có thể được chi nhánh hay công ty Hoa Kỳ - nơi anh ta/cô ta làm việc - trả lương cho những công việc tại Hoa Kỳ. Khi xin cấp Visa L-1, bạn có thể bị yêu cầu cung cấp một số tài liệu mở rộng như trên.

Các Visa loại H.

Visa loại H-1. Trong số những quy định đối với việc cấp loại Visa này, người xin

cấp visa phải có bằng cấp chuyên môn tương đương với vị trí sẽ đảm nhận. Thông thường, điều đó có nghĩa là vị trí đó sẽ đòi hỏi bằng đại học hay kết hợp các kiến thức và kinh nghiệm tương đương. Việc xin cấp visa loại H-1 cần có đơn và giấy chứng nhận về lao động tại cơ quan phụ trách lao động ở Hoa Kỳ . Điều này để đảm bảo rằng bạn sẽ được ông chủ Hoa Kỳ sẽ trả tiền lương hợp lý, không bị đuổi việc, không bị đánh đập, và ông chủ không đóng cửa nhà mày để gây áp lực với người lao động

.

Visa loại H-2. Thông thường, visa loại H-2 dành cho những người lao động không

mang quốc tịch Hoa Kỳ hay các kĩ thuật viên cần thiết để làm các công việc cụ thể ở Hoa Kỳ. Một thí dụ là một công ty Hoa Kỳ thuê lắp đặt và đào tạo các công nhân cách sử dụng máy móc. Công ty đó có thể sẽ cần những người (mang visa loại H-1) để thực hiện các dịch vụ trên. Cũng giống như đơn xin cấp visa loại H-1, Visa H-2 cũng cần có giấy chứng nhận về lao động.

Visa loại H-3. Visa loại này dành cho một đối tác đến Hoa Kỳ để được đào tạo. Xin

cấp visa loại này sẽ cần đáp ứng những điều kiện rất chặt chẽ.

Visa loại E-1 ("Nhà kinh doanh theo Hiệp ước"). Cho đến thời điểm viết cuốn sách này, người Việt Nam không được cấp Visa loại E-1, thông tin ở đây chỉ mang tính tham khảo. Visa loại E-1 chỉ dành cho các công ty (đến từ quốc gia có

công dân đáp ứng yêu cầu của Visa E-1, "Quốc gia có hiệp ước"), công ty đó phải có chi nhánh hay công ty con tại Hoa Kỳ (có hoạt độngt tại Hoa Kỳ). Người nước ngoài muốn xin cấp visa loại E-1 phải giữ vị trí chuyên viên hoặc giám sát viên ở Hoa Kỳ và phải có những kĩ năng đáp ứng vị trí đó. Ít nhất 50% hoạt động thương mại ở Hoa Kỳ là thực hiện với "Quốc gia có Hiệp ước". Những công dân của "Quốc gia có Hiệp ước", phải nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty mẹ không phải của Hoa Kỳ. Thông thường, công dân này phải hoạt động thực tế ở Hoa Kỳ trong vòng một năm. Người được cấp visa loại E-1 có thể được trả lương cho công việc của họ từ quỹ lương Hoa Kỳ. Tuy nhiên, xin nhắc lại: VISA loại E-1 hiện nay không áp

dụng với công dân Việt Nam

● Visa loại E-2 ("Nhà đầu tư theo Hiệp ước"). Loại Visa này cũng không cấp cho công dân Việt Nam mà chỉ được đề cập đến để tham khảo. Điều mấu chốt

để được cấp visa loại E-2 là số vốn của công ty hay cá nhân đầu tư vào Hoa Kỳ. Số vốn này phải đủ cho hoạt động kinh doanh liên quan (không có quy định cụ thể về chi tiết). Người xin cấp loại visa này có thể, nhưng không bắt buộc, là chủ của một công ty ngoài Hoa Kỳ, nhưng người đó nhất thiết phải làm việc cho công ty đó. Người này phải là một nhà quản lý hoặc có trình độ cao hay một người có trình độ chuyên môn đặc biệt có thể phát triển và chỉ đạo công việc ở Hoa Kỳ.

Thẻ xanh. Cuốn sách này không đề cập đến những điều kiện chi tiết để được cấp

Thẻ xanh, mà chỉ đề cập đến một số điểm đáng chú ý như sau:

1. Công dân nước ngoài (thí dụ như người Việt Nam) không được cấp Thẻ xanh ngay từ đầu. Trước tiên, họ phải nộp đơn xin cấp một trong các loại visa ngắn hạn kể trên. Sau đó trước khi loại visa ngắn hạn này hết hạn có thể nộp đơn xin cấp Thẻ xanh

2. Khi đã có Thẻ xanh, người được cấp loại visa loại này vẫn phải đáp ứng các tiêu chí nhất định ( ví dụ như phải lưu trú ở Hoa Kỳ trong một thời hạn nhất định), vi phạm các tiêu chí này có thể sẽ bị thu hồi Thẻ xanh.

3. Người được cấp Thẻ xanh sẽ là người định cư lâu dài ở Hoa Kỳ và phải đóng thuế thu nhập cho các khoản thu nhập của người đó trên toàn thế giới.

CHƯƠNG 12:

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 58 - 60)