4. Đại lý và đại diện bán hàng với tư cách là nhân viên của bạn: Nếu Đại lý và đạ
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨ MỞ HOA KỲ
• Nhìn nhận tổng quát một cách hợp lý về Rủi ro. Bạn có được thông tin tổng quát
và xác thực về rủi ro liên quan đến trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ khi nó được áp dụng đối với các hàng hoá của riêng bạn hay chưa? Hay bạn chỉ có quan điểm không thực tế, cường điệu, chịu nhiều ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng? Dù là khi rủi ro về trách nhiệm sản phẩm có thể xảy ra đối với rất nhiều các công ty của Việt Nam, thì bạn vẫn hoàn toàn có thể quản lý được rủi ro đó nếu bạn biết áp dụng các biện pháp cụ thể. Nói tóm lại, nếu bạn quan tâm đến trách nhiệm sản phẩm, hãy học hỏi về rủi ro cũng như cách thức giảm thiểu và quản lý nó. Bạn không nên hoảng sợ mà rời xa thị trường Hoa Kỳ khi gặp một phản ứng không có lý do xác đáng theo kiểu “phản xạ đầu gối” (khi đập vào phía đầu gối, cẳng chân sẽ tự động giật ra phía trước) .
Theo ý kiến của luật sư Hoa Kỳ (Ông Wise), những vấn đề được quan tâm ở đây là sự cường điệu, thổi phồng quá mức và không phản ánh đúng thực tế. Những bản án của toà án Hoa Kỳ về trách nhiệm sản phẩm đã phán quyết về những tổn thất quá lớn -- bao gồm cả những bản án dường như ấn định trách nhiệm pháp lý mà không có lý do -- là rất hiếm. Tuy nhiên, những trường hợp hiếm hoi này lại là nguồn hữu dụng đối với các phương tiện truyền thông.
Một vấn không kém quan trọng mà bạn nên quan tâm, đó là gần đây có xu hướng cải cách cơ chế pháp lý về trách nhiệm hàng hoá của Hoa Kỳ. Xu hướng này thiên về việc tiếp tục và mở rộng phạm vi về trách nhiệm sản phẩm. Xu hướng phát triển này rõ ràng là rất có ý nghĩa và hướng đến yêu cầu kinh doanh chuyên nghiệp đối với các nhà sản xuất, người bán hàng, và những người khác trong quá trình đưa sản phẩm và hàng hoá ra thị trường. Những yêu cầu này sẽ áp dụng với cả các chi nhánh và liên doanh đặt tại Hoa Kỳ. Xu hướng này có thể là sự tiếp cận trong khuôn khổ một “cuộc cải cách pháp lý về trách nhiệm sản phẩm”. Mọi người cho rằng, xu hướng này đã sẵn sàng. Xin xem chi tiết cuốn Hướng dẫn: “Trách nhiệm sản phẩm Hoa Kỳ: thông tin tốt cho hoạt động kinh doanh…” được đề cập ở cuối Chương này và ở phần Phụ lục.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng, các công ty nước ngoài (VD: công ty Việt Nam) và chi nhánh của các công ty này ở Hoa Kỳ không cần áp dụng những phương thức khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro trách nhiệm sản phẩm của họ ở Hoa Kỳ. Những phương thức như vậy rất nên được áp dụng.
• Ai Có Thể Bị Kiện? Ai Có Thể Phải Chịu Trách Nhiệm Pháp Lý? Nhìn chung,
bất kỳ ai, người thiết kế, sản xuất, bán hàng, phân phối, cung cấp dịch vụ liên quan đến một sản phẩm, hoặc thành phần hoặc bộ phận của nó đều có thể phải gánh chịu trách nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ. Bên chuyển giao công nghệ dùng để sản xuất ra sản phẩm hay Bên cấp quyền sử dụng nhãn hiệu hay thương hiệu (nếu sản phẩm được được đưa ra thị trường với nhãn hiệu hoặc thương hiệu đó) cũng đều có thể nằm trong các đói tượng phải chịu trách nhiệm về sản phẩm. Nguyên đơn thường cố gắng kiện tất cả các bên có mặt trong quy trình phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nguyên đơn sẽ thành công trong tất cả những vụ kiện này. • Điểm Lưu ý Quan Trọng về Quyền Tài Phán: Công ty của bạn có thể không thuộc phạm vi tài phán của Toà án Hoa Kỳ trong đó một vụ kiện về trách
nhiệm sản phẩm được, hoặc có thể được thực hiện: Bạn cần có ít nhất một lý lẽ
hợp pháp hỗ trợ điểm này, và trong chính bản thân điều đó có thể ngăn cản nguyên đơn kiện hay tiếp tục kiện. Điều đó có thể áp dụng thậm chí nếu bạn có một chi nhánh ở Hoa Kỳ hay chỉ mới liên kết trong một quy trình bán hàng hoặc phân phối. Chúng tôi sử dụng từ “có thể” một cách cố ý - ba ý kiến trước không cần thiết áp dụng cho các bên Việt Nam trong mọi trường hợp nhưng chúng có thể sẽ được áp dụng trong rất nhiều trường hợp. Nếu bạn muốn có nhiều thông tin hơn về vấn đề quan trọng này, bạn nên tham khảo cuốn Hướng dẫn được trích dẫn ở cuối Chương này.
• Vượt qua và Giảm Thiểu Rủi ro bằng Hợp đồng: Bằng hợp đồng, bạn có thể
chuyển phần lớn rủi ro trách nhiệm sản phẩm cho khách hàng, nhà phân phối, người được cấp giấy phép hoặc đối tác liên doanh hoặc có thể làm giảm được rủi ro theo cách khác. Thậm chí chỉ cần soạn thảo và thực hiện “Những điều khoản chung về bán hàng” cho riêng thị trường Hoa Kỳ cũng có thể giảm thiểu rủi ro của bạn. • Những Trách nhiệm khác: Trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh khi khách hàng
của bạn, điển hình là một pháp nhân, thừa nhận rằng những thiệt hại và tổn thất là kết quả của những sai sót hoặc thiếu hụt trong sản phẩm, thiết bị của bạn. Những thiệt hại có thể trở thành sự thật nếu bạn giao hàng chậm. Những thiệt hại mà khách hàng có thể cáo buộc bạn còn bao gồm cả việc nhà máy của khách hàng bị xuống cấp, tổn thất về mặt lợi nhuận, những thiệt hại kinh tế, hình phạt khác mà khách hàng của bạn phải chịu với bên thứ ba, và các thiệt hại mang tính hậu quả và trực tiếp khác. Nguyên đơn cũng có thể cố gắng đưa ra yêu cầu về những biện pháp trừng phạt bạn. Những rủi ro kết hợp với kiểu trách nhiệm này có thể được giảm bớt về cơ bản bao gồm hoặc không bao gồm những điều khoản tất yếu trong hợp đồng với khách hàng của bạn. Thuật ngữ : “hợp đồng” có thể bao gồm cả “những điều khoản chung về bán hàng” – xin xem phần trước.
• Các Tài Liệu Hợp Đồng của Việt Nam Hầu Như Chắc Chắn Sẽ Không Tạo ra Hiệu quả. Bạn không nên cho rằng các tài liệu Hợp đồng được chuẩn bị theo pháp
luật Việt Nam hoặc theo phong cách Việt Nam (thậm chí nếu chúng được sử dụng bằng Tiếng Anh), hoặc bất kỳ một phong cách nào khác mà không phải theo tư vấn của nhà tư vấn Hoa Kỳ sẽ giúp bạn đạt được mục đích làm giảm và quản lý được rủi ro trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ. Điều này là không xảy ra.
• Bảo Hiểm Trách Nhiệm Sản Phẩm. Bạn nên thăm dò về tiềm năng mua bán bảo
hiểm trách nhiệm sản phẩm và bảo hiểm rủi ro thương mại đối với thị trường Hoa Kỳ (và có thể cả thị trường Canada) với một mức độ thích đáng. Thông thường bạn nên yêu cầu đối tác trong hợp đồng của bạn (ví dụ: người phân phối, người được cấp giấy phép) tiến hành và duy trì ở mức độ có thể chấp nhận được bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm đối với toàn bộ hàng hoá mà bạn bán cho đối tác đó. Đôi khi, bạn nên cố gắng thuyết phục đối tác Hoa Kỳ của bạn (ví dụ nhà phân phối, người được bạn nhượng quyền thương mại của bạn, đối tác liên doanh) đưa bạn vào diện đồng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm của họ, với việc bạn phải hoàn trả lại đối tác Hoa Kỳ khoản phí đóng bảo hiểm phụ trội. Thậm chí với phạm vi bảo hiểm hàng hoá ở mức độ rất tốt, thông thường bạn vẫn cần phải xem xét thực hiện một cách cẩn trọng nhiều biện pháp khác nhau để giảm rủi ro.
• Nếu Bạn Bị Kiện hoặc Khiếu Nại, Đó Là Sự Đe Doạ. Nếu người khởi kiện (thực
một vụ kiện trách nhiệm sản phẩm trên thực tế hoặc có khả năng xảy ra nhằm chống lại bạn, đừng bao giờ hồi âm bằng văn bản hay bằng miệng. Tốt hơn hết bạn hãy liên lạc với luật sư Hoa Kỳ của mình, người sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn phải làm gì. Đôi khi, luật sư của bạn sẽ chuẩn bị cho bạn một bản phúc đáp. Không ít các trường hợp, luật sư của người khởi kiện sẽ gửi và yêu cầu bạn ký và chuyển lại cho họ một tài liệu mà trong đó bạn chấp nhận hoặc khước từ quy trình cung cấp dịch vụ bằng phương cách thông thường (ví dụ: thư điện tử). Thông thường, bạn không nên tuân theo phía người khởi kiện để thực hiện quy trình dịch vụ hợp lệ chống lại công ty Việt Nam, có thể phải thông qua thủ tục thông thường có thể kéo dài nhiều tháng. Thực tế là khi người khởi kiện có thể đệ trình một bản khiếu nại lên toà án Liên bang, điều đó không có nghĩa là toà án đã có quyền xét xử đối với bạn---như là một yêu cầu bắt buộc, người khởi kiện phải thực hiện một quy trình dịch vụ hợp pháp chống lại bạn và đưa ra bằng chứng với toà án.
--- --- ---
Để biết thêm chi tiết về sự phát triển hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp gần đây trong trách nhiệm sản phẩm Hoa Kỳ, xem cuốn “Trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ: “Cơ hội kinh doanh” những xu hướng và sự phát triển gần đây: Sách hướng dẫn dành cho các công ty nước ngoài” của Aaron N.Wise. Các bản sao của cuốn Hướng dẫn này
CHƯƠNG 6