Luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong Doanh nghiệp Liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh; Sở hữu trí tuệ và Li-xăng công nghệ không

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 25 - 26)

doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh; Sở hữu trí tuệ và Li-xăng công nghệ không được cấp bằng từ công ty mẹ hoặc doanh nghiệp liên doanh nước ngoài đầu tư vào Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và Doanh nghiệp liên doanh Việt Nam

a. Luật áp dụng đối với doanh nghiệp liên doanh Việt Nam hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Trong Doanh nghiệp liên doanh và Hợp đồng hợp tác liên doanh với nhà đầu tư Hoa Kỳ, bên Hoa Kỳ có thể muốn áp dụng pháp luật nước ngoài (ví dụ như: Luật Hoa Kỳ, luật riêng của từng Bang) để điều chỉnh hợp đồng, việc thực hiện của các bên, vi phạm,vv... Tuy nhiên, phạm vi cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài trong hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác liên doanh rất hạn chế trong pháp luật Việt Nam.

Luật đầu tư nước ngoài quy định các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định của Luật đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không điều chỉnh, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng áp dụng pháp luật nước ngoài nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều đó có nghĩa là các bên trong Doanh nghiệp liên doanh và Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải lựa chọn pháp luật Việt Nam như là nguồn luật đầu tiên điều chỉnh các vi phạm, kết thúc và chấp dứt hợp đồng,vv... Việc áp dụng pháp luật khác (ví dụ: luật của từng Bang Hoa Kỳ hoặc của quốc gia thứ ba) chỉ được chấp thuận như là nguồn luật bổ sung đối với các vấn đề chưa được pháp luật Việt Nam điều chỉnh và việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Doanh nghiệp liên doanh và Hợp đồng hợp tác kinh doanh Việt Nam

Pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép các bên trong Doanh nghiệp liên doanh và Hợp đồng hợp tác kinh doanh lựa chọn toà án Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Việc lựa chọn toà án nước ngoài để giải quyết tranh chấp chưa được quy định cụ thể trong luật Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cho phép các bên thoả thuận trong hợp đồng lựa chọn trọng tài quốc tế hoặc trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp, khiếu nại phát sinh từ hợp đồng này. Các bên có quyền tự do tối đa trong việc lựa chọn hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài, nơi giải quyết tranh chấp,...

c. Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ của Hoa Kỳ hoặc chủđầu tư

doanh nghiệp liên doanh cho Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc Doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam của nó

Trong thực tế, hầu hết Doanh nghiệp liên doanh và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ yêu cầu chứng nhận một số quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng hoá, bằng sáng chế…) và/hoặc chuyển giao công nghệ không có tính sáng chế từ công ty mẹ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các bên thường mắc về mặt pháp lý đối với việc chuyển giao, ví dụ:

¾ Chuyển giao nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế chưa đăng ký. Theo luật Việt Nam, việc chuyển giao nhãn hiệu hoặc sáng chế chỉ được cấp phép nếu nhãn hiệu và sáng chế đó được đăng ký hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, trước tiên các bên cần kiểm tra lại tình trạng pháp lý của nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế tại Việt Nam, sau đó làm thủ tục đăng ký tại Việt Nam trong trường hợp chưa đăng ký. Những quy định trên không áp dụng với công nghệ không có tính sáng chế vì pháp luật Việt Nam không có quy định về đăng ký đối tượng này như trường hợp đăng ký sáng chế hay nhãn hiệu.

¾ Ký hợp đồng chuyển giao nhưng không đăng ký hợp đồng chuyển giao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam, tất cả các chuyển giao nhãn hiệu, sáng chế cũng như công nghệ không có tính sáng chế bắt buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không đáp ứng được quy định này, hợp đồng sẽ vô hiệu tại Việt Nam.

¾ Hợp đồng không bao gồm các điều khoản bắt buộc theo quy định bởi luật Việt Nam. Đối với các loại hợp đồng khác, pháp luật Việt Nam quy định phải bao gồm các điều khoản bắt buộc, nếu không tuân thủ quy định này thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Các điểm dưới đây cần ghi nhớ:

- Các bên được phép chọn luật pháp nước ngoài để điều chỉnh chuyển giao cấp nhãn hiệu hoặc sáng chế. Tuy nhiên, quy trình đăng ký bắt buộc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ luật Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, luật nước ngoài và luật Việt Nam cùng được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng và luật Việt Nam được ưu tiên áp dụng trong trường hợp xảy ra xung đột.

- Đối với chuyển giao công nghệ không có tính sáng chế cho Hợp đồng đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, luật điều chỉnh là luật Việt Nam.

- Các tranh chấp hoặc khiếu nại liên quan đến chuyển giao nhãn hiệu, bằng sáng chế hoặc công nghệ không có tính sáng chế giữa các bên Việt Nam và Hoa Kỳ được đưa ra giải quyết tại các toà án trong nước hoặc nước ngoài, hoặc qua trọng tài theo thoả thuận giữa các bên.

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)