Đầu tư gián tiếp nước ngoài (bán cổ phần cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ)

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 26 - 28)

Việc mua cổ phần và góp vốn (sau đây được gọi là “phần vốn góp”) trong các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam là hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài phổ biến tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua phần vốn góp trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các hợp tác xã. Giao dịch này có thể được thực hiện giữa các công ty Việt Nam, người trực tiếp bán phần vốn góp của mình hoặc thông qua môi giới (ví dụ: thông qua thị trường chứng khoán). Tuy nhiên, luật pháp hiện hành giới hạn tỷ lệ phần trăm tối đa của phần vốn góp mà nhà đầu tư nước ngoài được mua ở Việt Nam là:

+ 30% vốn điều lệ của các công ty bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã bán phần vốn góp.

+ Các nhà kinh doanh chứng khoán nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Kinh doanh Chứng khoán hoặc Công ty Cổ phần Quản lý Danh mục đầu tư.

Về mức khống chế đầu tiên (30%): nếu hai hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhận mua với tổng số vượt quá 30%vốn điều lệ, người bán có thể lựa chọn người mua hoặc đấu giá phần vốn góp. Giao dịch vốn tại thị trường chứng khoán Việt Nam phải tuân theo các quy định của thị trường chứng khoán hoặc các quy định về chứng khoán của Việt Nam.

Các nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản tại tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Tất cả giao dịch vốn của các nhà đầu tư, bao gồm mua phần vốn góp, thu cổ tức, chuyển tiền ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Chính phủ Việt Nam giới hạn các ngành công nghiệp mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp tại các công ty Việt Nam. Đặc biệt, Chính phủ ban hành danh mục các lĩnh vực được phép, và chỉ có các công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đó mới được bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như các lĩnh vực các công ty cổ phần có thể bán cổ phần cho bên nước ngoài là: Dịch vụ đánh bắt thuỷ sản, quản lý động vật, sản xuất thực phẩm và đồ uống, dịch vụ khách sạn.

V các quyn ca các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài:

Như các cổ đông của các công ty Việt Nam, các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhìn chung, có các quyền như cổ đông trong nước. Có nghĩa là, họ có toàn quyền trong trường hợp bán và thế chấp cổ phiếu, đưa giao dịch lên thị trường chứng khoán, và thực hiện các quyền của họ như các cổ đông khác trong các công ty (ví dụ: tham gia hội nghị cổ đông, tiếp cận các tài liệu về kế toán và tài chính của công ty,...). Tuy nhiên, pháp luật hiện hành Việt Nam cho phép người nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc người Việt Nam thường trú tại nước ngoài tham gia hoạt động quản lý công ty. Pháp luật Việt Nam không có quy định cho phép người nước ngoài, thường trú tại nước ngoài được tham gia hoạt động quản lý công ty.

Ngoài ra, như các nhà đầu tư nước ngoài, các cổ đông nước ngoài có quyền chuyển đổi lợi nhuận từ đầu tư sang ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài.

Một điều cần chú ý đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam là các cá nhân đầu tư gián tiếp nước ngoài (thể nhân) được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam đối với các khoản tiền thu được do đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.

Kết luận: Hiện nay, Việt Nam đang trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới

(WTO) vào cuối năm 2005 hoặc đầu năm 2006. Điều đó đòi hỏi phải tạo ra một sân chơi chung cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên thị trường Việt Nam. Các hạn chế hiện thời về đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp dần dần sẽ được xoá bỏ. Trong việc nỗ lực gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đang dần hoàn thiện khung pháp lý bằng cách ban hành các luật mới và sửa đồi pháp luật hiện hành. Đặc biệt đáng chú ý là các dự thảo Luật đầu tư chung và Luật doanh nghiệp thống nhất sẽ áp dụng cho cá nhân kinh doanh/ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các dự luật đó hy vọng sẽ được thông qua vào cuối năm 2005.

CHƯƠNG 3

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI, PHÂN PHỐI VÀ ĐẠI LÝ BÁN HÀNG TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)