VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VÀ TRỌNG TÀI ĐỐI VỚI GIAO DỊCH KINH DOANH TẠI HOA KỲ GIỮA CÁC ĐỐI TÁC VIỆT NAM VÀ HOA KỲ

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 60 - 66)

2. Luật thuế của Việt Nam áp dụng đối với thu nhập của các doanh nghiệp Việt Nam hay các doanh nhân đăng kí kinh doanh ở Việt Nam thu được từ các hoạt động đầu tư

VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VÀ TRỌNG TÀI ĐỐI VỚI GIAO DỊCH KINH DOANH TẠI HOA KỲ GIỮA CÁC ĐỐI TÁC VIỆT NAM VÀ HOA KỲ

TẠI HOA KỲ GIỮA CÁC ĐỐI TÁC VIỆT NAM VÀ HOA KỲ

Phía Hoa Kỳ thường nghiêng theo hướng kiện tụng cũng như đe doạ thực thi chúng.

Nhìn chung, phía Hoa Kỳ nghiêng theo hướng kiện tụng hay đe doạ kiện tụng hơn các công ty Việt Nam. Không chỉ có các luật sư Hoa Kỳ cho thấy khuynh hướng này mà cả giới doanh nghiệp Hoa Kỳ (nói riêng) cũng đồng tình như vậy. Khuynh hướng kiện tụng này xuất phát từ phía các doanh nhân Hoa Kỳ chứ không phải là từ luật sư Hoa Kỳ.

Phía Hoa Kỳ thường sử dụng biện pháp kiện tụng hoặc đe doạ kiện tụng như một phương thức chiến lược để đạt được một thoả hiệp theo thoả thuận có lợi cho họ: trả một khoản tiền, một hợp đồng mới, hay đạt được thoả thuận mà phía bên kia từ bỏ các yêu cầu, hoặc tương tự như vậy. Đại đa số các tranh chấp thương mại được bắt đầu nhưng không được quyết định bởi Toà án hay Hội đồng trọng tài, chúng được giải quyết bởi chính các bên sau khi thủ tục pháp lý được bắt đầu. Đôi khi, sự đe doạ thực hiện biện pháp pháp lý cũng là đủ để giải quyết vụ việc.

Ví dụ như: một công ty nước ngoài bán các sản phẩm hoặc dịch vụ cho bên mua là Hoa Kỳ hoặc cho một bên là Hoa Kỳ. Khi Bên Hoa Kỳ không trả tiền cho các hàng hoá hoặc dịch vụ này, Bên nước ngoài kiện Bên Hoa Kỳ ra toà án Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, thông thường luật sư của bên Hoa Kỳ sẽ đáp lại hành động này bằng các yêu cầu phản bác mạnh mẽ (phản tố), có thể là yêu cầu bồi thường một khoản thiệt hại đáng kể. Thông thường các yêu cầu phản tố như vậy khá là phóng đại và không hề hợp lý chút nào. Đó là một chiến thuật đe doạ Bên nước ngoài, buộc họ phải từ bỏ vụ kiện hoặc đưa ra các quyết định có lợi cho Bên Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng trong các vụ tranh chấp ở Hoa Kỳ, nguyên đơn hoặc người đưa ra các yêu cầu phản tố không phải nộp bất kỳ một khoản tiền đặt cọc nào cho toà án (ví dụ như: một phần tương ứng với khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại). Hơn nữa, trong các yêu cầu của bên Hoa Kỳ đối với các khoản yêu cầu bồi thiệt hại cao trong các vụ kiện thông thường do các lý do đánh vào tâm lý vì các bên đưa ra yêu cầu bồi thường đều biết rằng cơ hội lấy được bồi thường là rất nhỏ.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, người nước ngoài thường là mục tiêu tốt để kiện tụng hay đe doạ kiện. Họ đôi khi không hiểu môi trường kinh doanh của Hoa Kỳ, các yếu tố tâm lý ở Hoa Kỳ và họ đánh giá quá thấp các cơ hội cũng như sự đe doạ kiện tụng đó. Họ thường không thực sự đánh giá đầy đủ giá trị trong việc soạn thảo cẩn thận các hợp đồng khi bước vào môi trường kinh doanh Hoa Kỳ, trong khi các hợp đồng theo phong cách Hoa Kỳ thì lại thường hướng tới mục đích là bảo vệ họ. Điển hình là họ không cho các luật sư Hoa Kỳ biết sớm tình hình để giảm thiểu nguy cơ của các vụ kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Sự tranh chấp tại toà án Hoa Kỳ: là một luật lệ tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Các vụ

kiện thương mại tại toà án Hoa Kỳ thường rất tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Trong hầu hết các vụ việc, nó không phải phương thức nhanh chóng để giải quyết tranh chấp.

Trừ khi có một hợp đồng giữa các bên tranh chấp tuyên bố rằng bạn, Bên Việt Nam, được quyền nhận lại trong trường hợp có tranh chấp các phí pháp lý liên quan đến tranh chấp, thì thông thường luật pháp của Hoa Kỳ sẽ không quy định cho phép bạn nhận lại những khoản chi phí này. Chỉ tồn tại một số ít ngoại lệ đối với quy định chung trên đây.

Các luật sư của cả hai bên có thể áp dụng các thủ tục khác nhau để trì hoãn ngày toà án Hoa Kỳ đưa ra phán quyết cuối cùng của vụ án. Một ví dụ điển hình là cơ chế điều tra trước phiên toà. Ở rất nhiều nước, trước tiên thẩm phán là người điều hành và chỉ đạo việc cung cấp bằng chứng. Luật sư trình bày các bằng chứng của mình trước phiên toà và từ đó tìm ra các bằng chứng chống lại bên kia. Trong những vụ tố tụng dân sự ở Hoa Kỳ, luật sư của mỗi bên thường sẽ có tất cả các bằng chứng của bên kia trước khi diễn ra phiên toà trong thực tế mà toà án không can thiệp. Điều này được thực hiện thông qua cơ chế điều tra trước phiên toà như sau:

! Cung cấp bằng chứng (bằng chứng miệng qua lời tuyên thệ của nhân chứng, thường ở nơi làm việc của luật sư bên yêu cầu có bằng chứng cụ thể);

! Yêu cầu thẩm tra các tài liệu (bên nhận được yêu cầu này phải cung cấp cho luật sư bên kia bản sao tất cả các tài liệu yêu cầu có liên quan đến vụ việc). Xác định vị trí, kiểm tra và thu thập lại các tài liệu sẽ được đưa cho bên kia và kiểm tra các tài liệu được cung cấp bởi bên kia thường có thể mất khá nhiều thời gian;

! Thẩm vấn (các câu hỏi bằng giấy, những câu hỏi này thường khá nhiều, phức tạp và mất nhiều thời gian để trả lời một cách thích đáng);

! Thông cáo thừa nhận hoặc phủ nhận (một bên sẽ được yêu cầu thừa nhận hoặc phủ nhận các tuyên bố của bên kia).

Cơ chế điều tra này có thể tạo ra phí pháp lý cao cho cả hai bên, và như đề cập, có thể dùng như phương thức để trì hoãn. Tất nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Đôi khi các luật sư sẽ không áp dụng hoặc chỉ áp dụng một cách tương đối cơ chế điều tra trước phiên toà. Tuy nhiên, nên nghĩ rằng chi phí cho cơ chế điều tra trước phiên toà là một khoản chi phí hợp lý trong hầu hết các trường hợp.

Thông thường, những vụ kiện thương mại ở Hoa Kỳ rất khó diễn ra trong trường hợp nguyên đơn yêu cầu số lượng thiệt hại ít hơn US$100.000. Lý do là chi phí, cụ thể là phí pháp lý, sẽ thường cao hơn nhiều so với thiệt hại. Tuy nhiên, nếu các bên đồng ý phân xử các tranh chấp bằng trọng tài và điều khoản về trọng tài được soạn thảo một cách phù hợp, việc xử lý vi phạm qua con đường trọng tài sẽ tốn chi phí hợp lý hơn đối với những tranh chấp nhỏ.

! Những khuyến cáo chung. Vào thời điểm ký hợp đồng với một bên Hoa Kỳ, bạn,

bên nước ngoài; nên lưu ý rằng

! trong phạm vi có thể, hợp đồng nên nằm ngoài lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là toà án Hoa Kỳ.

! quy định cơ chế xét xử trọng tài tất cả các yêu cầu và tranh chấp trong hợp đồng với các bên Hoa Kỳ (bao gồm cả Các điều Khoản Chung về Mua Bán), thông thường nên chọn trọng tài ở Hoa Kỳ;

! đảm bảo chắc chắn rằng hợp đồng với các bên Hoa Kỳ đã được soạn thảo, hoặc ít nhất là được xem xét cẩn thận bởi luật sư pháp lý Hoa Kỳ có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.

! Những trường hợp Loại trừ. Có những trường hợp mà bạn cần cân nhắc thận

trọng để quy định trong hợp đồng một toà án cụ thể tại Hoa Kỳ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp và yêu cầu. Ví dụ, một trường hợp như vậy có thể xảy ra khi bên nước ngoài (VD: Việt Nam) cho phép bên Hoa Kỳ sử dụng bí mật thương mại của họ hoặc thông tin bí mật của họ (Li-xăng bí mật thương mại). Trường hợp này có thể phát sinh trong khuôn khổ của hợp đồng li-xăng, hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Một trong những vấn đề chính được quan tâm của người li-xăng hoặc của bên liên doanh là có thể cấm phía Hoa Kỳ tiến hành cho phép người thứ ba sử dụng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh hoặc các thông tin bí mật của mình. Trong trường hợp này, toà án Hoa Kỳ có thể nhanh chóng hành động bằng cách trước hết là ra lệnh cấm tạm thời, sau đó là lệnh cấm sơ bộ yêu cầu phía bên Hoa Kỳ chấm dứt những hành vi vi phạm trên. Trong khi đó, mặc dù trọng tài cũng có đủ thẩm quyền để có thể ra các lệnh như vậy, nhưng thông thường trọng tài không có đủ khả năng để hành động một cách nhanh chóng như vậy.

Thông thường, cũng có thể thoả thuận trong hợp đồng về việc tranh chấp và khiếu kiện sẽ được giải quyết bởi trọng tài, tuy nhiên một hoặc hai bên vẫn có thể bảo lưu quyền nhờ đến sự can thiệp của toà án (theo hình thức đã được đề cập ở trên).

Thoả thuận trọng tài; luật áp dụng

Tổng quan chung: Mặc dù cơ chế trọng tài cũng có cả những ưu điểm và khuyết điểm riêng, nhưng cơ chế trọng tài thường được coi là sự lựa chọn tốt nhất cho các giao dịch với Hoa Kỳ và với các đối tác Hoa Kỳ. Tại các Bang, cơ quan trọng tài nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất là Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (viết tắt là AAA) có văn phòng trung tâm ở thành phố New York. Thông qua các trung tâm quốc tế của nó, Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ có khả năng tổ chức phiên trọng tài ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ và hơn nữa, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Điều lệ trọng tài quốc tế AAA và điều lệ trọng tài thương mại rất hay được áp dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại và các tranh chấp thương mại quốc tế.

Cần phải khẳng định lại rằng, cơ chế trọng tài luôn luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho bên nước ngoài. Ở vào vị trí của nguyên đơn (bên Việt Nam khởi kiện chống lại bên Hoa Kỳ) thì việc giải quyết bằng cơ chế trọng tài thông thường sẽ nhanh hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn là khởi kiện theo con đường toà án tại Hoa Kỳ. Điều này cũng đúng cả đối với những vụ kiện có giá trị tranh chấp nhỏ. Tại một cơ quan trọng tài tại Hoa Kỳ, phạm vi có thể của việc điều tra (so với cơ chế điều tra trước phiên toà tại toà án Hoa Kỳ) bị giảm. Đứng về phía bị đơn, (bên Hoa Kỳ có đơn khiếu kiện/phản tố chống lại nguyên đơn nước ngoài) các trọng tài thường nghiêng về hướng ra phán quyết buộc phải bồi thường một khoản tiền ít hơn so với toà án ở Hoa Kỳ, đặc biệt là nếu như bồi thẩm đoàn quyết định.

Hầu hết các bên Hoa Kỳ sẽ không đồng ý tiến hành giải quyết tranh chấp hoặc khiếu kiện thông qua cơ chế trọng tài ở bất kỳ một quốc gia nào hoặc nơi nào ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, và sẽ không đồng ý áp dụng bất kỳ luật pháp của quốc gia nào ngoài luật của các Bang ở Hoa Kỳ để giải quyết tranh chấp hoặc khiếu kiện. Như một nguyên tắc chung, họ thường sẽ yêu cầu tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua trung tâm trọng tài ở một số thành phố ở Hoa Kỳ theo các quy tắc trọng tài quốc tế hoặc trọng tài thương mại của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA). Hơn nữa, nếu thoả thuận một trung tâm trọng tài ở nước ngoài (không phải là Hoa Kỳ) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhưng lại quy định luật của một số Bang của Hoa Kỳ sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp thì sẽ không thuận lợi cho bên phía

Việt Nam. Thông thường việc này sẽ tốn rất nhiều chi phí và sẽ gặp rất nhiều khó khăn cũng như việc giải thích luật để áp dụng luật Hoa Kỳ trước cơ quan trọng tài ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Mặc dù phán quyết của trọng tài có thể có hiệu lực tại Hoa Kỳ theo công ước New York, tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy rằng thủ tục thi hành phán quyết trọng tài hết sức phức tạp và tốn rất nhiều chi phí so với việc thi hành phán quyết trọng tài Hoa Kỳ trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Thành phố nơi bên Hoa Kỳ có trụ sở hoặc kinh doanh sẽ không nhất thiết phải được lựa chọn là nơi để tiến hành phiên trọng tài. Thực vậy, theo quan điểm của bên Việt Nam thì

nên tránh điều này. Trường hợp có thể, điều khoản trọng tài cần quy định trọng tài ở một thành phố của Hoa Kỳ mà không quá gần trụ sở của bên Hoa Kỳ, mà là nơi tiện lợi nhất cho bên Việt Nam. Thông thường, các bên trong hợp đồng quy định địa điểm của

trọng tài là ở New York và luật Bang New York sẽ áp dụng đối với hợp đồng (thậm chí trong cả những trường hợp luật Bang New York không có liên quan cụ thể nào đến các giao dịch của các bên).

! Sự lựa chọn và những điểm đặc biệt liên quan đến trọng tài.

Các bên có thể quy định trong hợp đồng của mình:

! Rằng, nếu bên Việt Nam (nhà cung cấp, bên li xăng..v.v) là một bên tiến hành thủ tục trọng tài, sẽ phải tuân thủ các quy tắc trọng tài quốc tế của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA), cụ thể, có thể chỉ định trọng tài tại một thành phố của Hoa Kỳ không quá gần các địa điểm kinh doanh của bên Hoa Kỳ. Nhưng nếu bên Hoa Kỳ tiến hành thủ tục trọng tài chống lại bên Việt Nam, ví dụ, hoặc (i) tại một thành phố cụ thể của Việt Nam và theo quy tắc trọng tài quốc tế của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA) hoặc (ii) tại một quốc gia gần Việt Nam do các bên cùng lựa chọn, theo các các quy tắc trọng tài quốc tế của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA) hoặc của Uỷ ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL). Những sự lựa chọn này cho phép bên Việt Nam thực thi được quyền tại Hoa Kỳ, nơi bên Hoa Kỳ đặt trụ sở - đây là một lợi thế - nhưng vẫn cho phép phía Hoa Kỳ có thể bảo vệ mình tốt hơn trên lãnh thổ của mình hoặc lãnh thổ các nước lân cận, những lợi ích quan trọng khác. Tất nhiên là Phía Hoa Kỳ thông thường sẽ không chấp nhận thể thức này, nhưng bạn vẫn nên cố gắng.

! Rằng, chỉ phía Việt Nam có sự lựa chọn duy nhất của mình, kể cả việc giải quyết các tranh chấp và các khiếu nại căn cứ vào các quy định về trọng tài trong hợp đồng, hoặc khởi kiện phía Hoa Kỳ trước một toà án của Hoa Kỳ. Theo luật pháp của nhiều Bang của Hoa Kỳ, một quy định như vậy hoàn toàn có khả năng thi hành một cách hợp pháp. Quy định này tỏ ra mềm dẻo đối với bên nước ngoài.

Rõ ràng rằng, có rất nhiều cách lựa chọn khác mà không thể đề cập hết ở đây. Điểm đặc trưng là, trong việc đàm phán hợp đồng, các bên Hoa Kỳ trước tiên sẽ từ chối bất kỳ một toà án hoặc tổ chức trọng tài nào không gần với địa điểm kinh doanh của phía Hoa Kỳ để giải quyết các tranh chấp và các khiếu nại và yêu cầu, và họ sẽ yêu cầu luật áp dụng trong hợp đồng và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại là luật của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình đàm phán, bên Việt Nam cương quyết lựa chọn trọng tài và luật áp dụng như đã được đề cập ở trên, quá trình đàm phán hợp đồng có thể sẽ kết thúc với việc áp dụng trọng tài cũng như luật áp dụng theo yêu cầu của bên Việt Nam.

! Những điểm quan trọng khác cần xem xét liên quan đến điều khoản trọng tài

! Nên có bao nhiêu trọng tài viên để quyết định các tranh chấp và khiếu nại, một hay ba trọng tài viên? Họ nên là những đối tượng nào? Một cuộc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Hoa Kỳ nếu có ba trọng tài viên thì chi phí thường rất cao và khó khăn hơn trong việc đưa ra phán quyết. Do vậy, một giải pháp mang tính tất yếu được chấp nhận là thông thường nên lựa chọn

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)