THIẾT LẬP CÔNG TY CON ĐỂ BÁN HÀNG HOẶC SẢN XUẤT TẠI HOA KỲ

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 44 - 47)

4. Đại lý và đại diện bán hàng với tư cách là nhân viên của bạn: Nếu Đại lý và đạ

THIẾT LẬP CÔNG TY CON ĐỂ BÁN HÀNG HOẶC SẢN XUẤT TẠI HOA KỲ

Tại chương này, chúng ta bàn về vấn đề thiết lập công ty sở hữu toàn bộ theo mô hình Hoa Kỳ, chứ không phải là một pháp nhân Hoa Kỳ gồm hai hay nhiều cổ đông tham gia, hiểu theo nghĩa rộng, là công ty liên doanh. Chương tiếp theo (chương 7) sẽ đề cập đến hình thức công ty liên doanh ở Hoa Kỳ. Có rất nhiều lý do để xây dựng một công ty sở hữu toàn bộ theo mô hình Hoa Kỳ. Đó là bạn có thể mong muốn mình có bóng dáng trên thị trường; đáp ứng được khách hàng hiện tại và tương lai; sản xuất, xử lý hoặc tập hợp các sản phẩm trong các Bang; để bảo vệ trước những lời đòi nợ; và để hạn chế tối đa một số khoản thuế nhất định hoặc các chi phí thuế liên quan đến hải quan.

Khung pháp lý: Khung pháp lý nào mà hầu hết các bên Việt Nam nên sử dụng đối với

hình thức kinh doanh theo kiểu Hoa Kỳ của họ? Câu trả lời là hình thức "công ty". Thực chất thì không có một mô hình cụ thể giống như công ty Hoa Kỳ. Mỗi một Bang trong 50 Bang lại có hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh quá trình thành lập các pháp nhân hay công ty. Vì vậy, trong trường hợp gọi là công ty thì có các công ty như Delaware, New York, Florida, California, Illinois,....Khi cuốn sách này đề cập đến "công ty Hoa Kỳ", có nghĩa đây là một hình thức công ty được thành lập theo luật của một Bang Hoa Kỳ. Công ty Hoa Kỳ mang đặc thù trách nhiệm hữu hạn đối với tất cả các thành viên của nó (tức là chỉ giới hạn trong khoản vốn góp tương ứng của các thành viên). Công ty trách nhiệm hữu hạn ("LLC"), mang đặc thù khả năng hữu hạn, xét về các vấn đề về luật, thuế và chi phí thì thông thường đây không phải là mô hình phù hợp với các bên không phải là Hoa Kỳ.

Bang nào ở Hoa Kỳ? Tôi sẽ thành lập công ty theo luật của Bang Hoa Kỳ nào? Câu trả

lời sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi công ty. Theo quan điểm của người viết thì trong hầu hết các trường hợp, sự lựa chọn sẽ là: 1. Công ty Delaware; hoặc 2. Một công ty được thành lập theo luật của Bang Hoa Kỳ mà trụ sở hoạt động sẽ được đặt ở đó (ví dụ như: trụ sở chính).

Đăng ký ở một hay nhiều Bang. Nếu tôi thành lập công ty của tôi ở một Bang, nhưng

sau đó lại hoạt động kinh doanh ở một hay nhiều Bang khác thông qua các đơn đặt hàng và dịch vụ từ một hay nhiều Bang đó thì tôi có phải tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh ở các Bang đó hay không? Câu trả lời chung là có. Có một số ngành nghề nhất định mà khi công ty của bạn tiến hành kinh doanh ở các Bang khác ngoài Bang mà bạn đã thành lập thì có thể phải tiến hành đăng ký. Quy trình đăng ký không khó, cả về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, một thực tế đơn giản là nếu công ty của bạn bán hàng từ một Bang Hoa Kỳ này cho một khách hàng ở Bang khác thì không cần đăng ký hoạt động kinh doanh tại Bang của khách hàng đó.

Tên công ty. Có phải tên của công ty thành lập tại một Bang thì sẽ được bảo hộ ở tất cả

các Bang khác không? Câu trả lời là không. Nhưng vấn đề này thông thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên khi có vấn đề xảy ra thì nói chung vấn đề thường sẽ được giải quyết thoả đáng.

Tên và nhãn hiệu công ty. Tên công ty không giống như nhãn hiệu. Một nhãn hiệu đã

đăng ký tại Hoa Kỳ thì sẽ đuợc bảo hộ trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ cho hàng hoá hoặc dịch vụ đã được đăng ký. Tên công ty Hoa Kỳ của bạn chỉ được bảo hộ (với mức độ bảo hộ yếu) tại Bang mà công ty đăng ký thành lập và những Bang khác mà công ty đăng ký hoạt động kinh doanh. Nhưng việc bảo hộ đó thì khác xa và yếu hơn rất nhiều so với khả năng bảo hộ nhãn hiệu của Liên bang Hoa Kỳ. Do đó, thông thường, doanh nghiệp Việt Nam đều mong muốn nhãn hiệu cho tên, thương hiệu, logo hoặc các chỉ

dẫn khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sẽ được bảo hộ ở cấp Liên bang tại tất cả các Bang của Hoa Kỳ.

Khoản vốn tối thiểu. Có quy định về mức vốn tối thiểu phải đầu tư vào một công ty

Hoa Kỳ hay không? ở hầu hết các Bang thì là không; và mức tối thiểu ở các Bang có quy định thì cũng rất thấp. Điều này có nghĩa là bạn có quyền tự do quyết định đến số lượng vốn bạn muốn đầu tư. Trong một số trường hợp, để dễ kiểm soát thuế, tổng số đô-la đầu tư được chia nhỏ ra thành khoản nợ và tài sản hiện có. Tài sản sở hữu hay dịch vụ thông thường có thể được góp vào vốn (tuy nhiên, theo luật một số Bang thì chỉ các dịch vụ đã cung cấp trước đó mới có thể được tính vào giá trị công ty chứ không bao gồm các dịch vụ sẽ cung cấp sau này).

Yêu cầu về quốc tịch và địa điểm. Những người không có quốc tịch Hoa Kỳ có thể sở

hữu tất cả cổ phần trong một công ty Hoa Kỳ. Không có quy định nào về việc sở hữu cổ phần của một người quốc tịch Hoa Kỳ hay người cư trú ổn định ở Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, tất cả các thành viên trong ban giám đốc cũng như tất cả các thành viên trong tập đoàn Hoa Kỳ nếu muốn thì có thể sở hữu cổ phần, kể cả họ không phải là công dân Hoa Kỳ hay người cư trú tại Hoa Kỳ.

Cổ đông một người. Sẽ không có vấn đề gì nếu chỉ có một cổ đông sở hữu một công ty

Hoa Kỳ.

Cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu không ghi danh. "Cổ phiếu không ghi danh" được

phát hành phổ biến hơn cổ phiếu ghi danh.

Quyền lực của các Thành viên trong Ban giám đốc (“Board of Directors”) và các vấn đề liên quan. Các thành viên trong ban giám đốc (sau đây gọi là "các giám đốc" -

“directors”) không phải là giám đốc theo nghĩa hiểu của Việt Nam. Theo cách hiểu của Hoa Kỳ, "giám đốc" (“directors”) đơn giản là các thành viên trong ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo hoạt động và quyết định như một chủ thể thống nhất; mỗi một cá nhân giám đốc thì lại không có quyền hoạt động hay ràng buộc công ty cho riêng mình (trừ khi có trường hợp ngoại lệ, công ty trao cho một giám đốc một số quyền nhất định thông qua một nghị quyết hoặc giấy uỷ quyền). Theo luật của rất nhiều Bang tại Hoa Kỳ, Ban lãnh đạo có thể có 1 người. Tuy nhiên, ở một số Bang thì lại có quy định khác đối với công ty có từ 2 cổ đông trở lên. Các giám đốc có thể hoạt động như một nhân viên và nhân viên có thể là giám đốc của công ty đó.

Thành viên bắt buộc và không bắt buộc. Nhiều nhưng không phải là tất cả luật của

các Bang Hoa Kỳ yêu cầu công ty phải có một chủ tịch, một thủ quỹ và một thư ký. Các vị trí khác là không bắt buộc (ví dụ: một hay nhiều phó chủ tịch hay trợ lý thủ quỹ). Quyền lực tương ứng của các thành viên (cũng như hạn chế quyền) về cơ bản sẽ được quy định trong quy chế của công ty và/hoặc trong nghị quyết của ban lãnh đạo.

Hạn chế quyền lực của các nhân viên công ty. Quyền lực của các nhân viên có thể bị

hạn chế hay được mở rộng trong quy chế của công ty, hợp đồng hay nghị quyết đặc biệt của ban lãnh đạo (hoặc các cổ đông). Tuy nhiên, một bên thứ ba không biết về hạn chế quyền đối với các nhân viên có thể không bị trói buộc bởi những hạn chế quyền đó. • Có phải nhân viên hay giám đốc của công ty Hoa Kỳ là người làm thuê tại công ty

không? Không, không chỉ đơn giản là như vậy. Rõ ràng rằng nếu nhân viên hay giám

đốc chỉ làm thuê cho công ty và ông/bà đó nằm trong số danh sách mà công ty phải trả tiền lương thì câu trả lời trên là có. Tuy nhiên, ví dụ, thật chẳng có gì là bất thường khi chủ tịch, phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký hay nhân viên đoàn thể khác không phải là nhân viên trong công ty của bạn. Thông thường, luật sư Hoa Kỳ của bạn sẽ đóng vai trò là thư ký của công ty, nhưng anh hay cô ta bình thường sẽ không phải là nhân viên của công ty.

Khai báo để đóng thuế ngay cả khi công ty không hoạt động. Đúng như vậy, công ty

vẫn phải nộp bản báo cáo thu nhập để đóng thuế kể cả trong trường hợp công ty hoạt động không có lãi hoặc không hoạt động.

Luật sư ở Bang này thành lập công ty ở một Bang khác. Một luật sư có kinh nghiệm

cư trú ở một Bang Hoa Kỳ sẽ không gặp khó khăn gì trong việc thành lập một công ty (hoặc một loại hình pháp nhân Hoa Kỳ nào đó) ở một Bang khác.

Thời gian. Chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn để thành lập công ty một cổ đông ở

bất kỳ một Bang nào tại Hoa Kỳ kể từ khi luật sư của bạn nhận được đủ các thông tin giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, lưu ý là việc chuẩn bị các giấy tờ này thì lại có thể mất nhiều thời gian.

Số tài khoản ngân hàng của công ty. Thông thường, luật sư Hoa Kỳ của bạn sẽ tiến

hành thủ tục để mở một hay nhiều tài khoản tại ngân hàng. Đây thường là thủ tục phức tạp và kéo dài.

Sản xuất tại Hoa Kỳ. Có một vài vấn đề cần phải làm như sau:

1. Quyết định sẽ sản xuất tại nơi nào ở Hoa Kỳ. Thương lượng với quan chức địa phương và Bang đó về những ưu đãi và lợi ích (ví dụ như, giảm thuế, giảm chi phí). 2. Quyết định xem có xây toà nhà mới hay sử dụng toà nhà đang có cho nhà máy hay đi thuê trụ sở; quyết định xem có mua hay thuê đất hay không; và các hoạt động như vậy cần khoản chi phí là bao nhiêu.

3. Quyết định xem những dụng cụ gì cần thiết cho nhà máy, liệu rằng có nên mua hay chỉ thuê, và công việc đó thì cần phải khoản chi phí là bao nhiêu.

4. Thuê nhân công, giải quyết và thương lượng với hiệp hội nếu cần; và đào tạo nhân viên.

Danh sách trên chỉ là tóm tắt rất ngắn của một danh sách đầy đủ. Tuy nhiên, có một nhận xét hợp lý nêu ra cho điểm 1 trên đây: Các yếu tố về pháp lý và thuế hay những ưu đãi mà các Bang Hoa Kỳ đưa ra có thể không phải là những lý do cơ bản để quyết định nơi mà bạn sẽ đặt trụ sở sản xuất. Nói cách khác, những yếu tố thực tiễn hơn được thể hiện trong một câu nói phổ biến "Nơi nào làm cho công việc kinh doanh phát huy hiệu quả thực tế nhất để đặt trụ sở sản xuất của tôi?"

Đưa công ty vào hoạt động: khung pháp lý. Ngoài việc thành lập tập đoàn, thông thường có một danh sách dài các công việc liên quan đến thuế và pháp lý trong việc đưa công ty vào hoạt động.

Lĩnh vực thuế. Mang tính đặc biệt vì (trong bài viết này) không có thoả thuận bắt buộc

nào về thuế thu nhập giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, do đó, điều quan trọng là phải lập kế hoạch trước để thành lập và hoạt động công ty con Hoa Kỳ như thế nào.

CHƯƠNG 7

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)