Nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 28 - 30)

Nhượng quyền thương mại hiện nay vẫn là khái niệm mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, thành công của Mc Donal và KFC- những ví dụ điển hình về nhượng quyền thương mại, cho thấy nhượng quyền thương mại là sự lựa chọn tốt cho các công ty Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Theo thoả thuận nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam không những phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao mà còn đạt tới kỹ năng kinh doanh và trình độ quản lý chuyên nghiệp từ các bên nhượng quyền nước ngoài. Nhượng quyền thương mại có thể sẽ là xu hướng mới tại Việt Nam trong tương lai gần.

Nhượng quyền thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam:

Hiện tại, nhượng quyền thương mại được quy định đồng thời bởi 2 nguồn luật: (1) Luật Chuyển giao công nghệ, và (2) Luật Thương mại.

Trong Luật Chuyển giao công nghệ, “nhượng quyền thương mại” được định nghĩa là “tho

thuận theo đó bên nhận chuyển nhượng quyền thương mại sẽ sử dụng nhãn hiệu đăng ký, tên thương mại, và bí mật kinh doanh của bên chuyển nhượng trong các hoạt động thương mại của bên nhận chuyển nhượng và thanh toán phí cho bên chuyển nhượng”.

Trong Luật Thương mại (thông qua tháng 5 năm 2005, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2006), định nghĩa về nhượng quyền thương mại có liên quan mật thiết tới các hoạt động thương mại. Cụ thể, nhượng quyền thương mại được định nghĩa là các hoạt động thương mại mà bên nhận chuyển nhượng tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong lĩnh vực thương mại và cung cấp dịch vụ (i) phù hợp với hệ thống được quy định bởi bên chuyển nhượng, gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; và (ii) bên nhượng quyền có quyền điều chỉnh và hỗ trợ cho bên nhận chuyển nhượng trong quản lý kinh doanh nhượng quyền thương mại.

Yêu cầu pháp lý đối với các công ty Hoa Kỳ / kinh doanh tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Hiện tại, Luật Việt Nam không quy định những yêu cầu bắt buộc cho các công ty nước ngoài liên quan đến nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, trừ một số điều kiện cần thiết như sau:

- Bên nhượng quyền có quyền hợp pháp để đăng ký nhượng quyền thương mại, nghĩa là, bên nhượng quyền phải là chủ sở hữu các quyền chuyển nhượng (hệ thống kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, vv...) hoặc bên nhượng quyền được chủ sở hữu chuyển nhượng hoặc uỷ quyền để tiến hành nhượng quyền

- Bên nhận chuyển nhượng phải có quyền tiến hành nhượng quyền thương mại, ví dụ: bên nhận chuyển nhượng không bị hạn chế bởi luật hoặc hợp đồng với bên khác trong cam

kết nhượng quyền thương mại, phân phối sản phẩm hoặc nhận các dịch vụ nhượng quyền thương mại.

- Nhượng quyền thương mại và các sản phẩm/ dịch vụ từ nhượng quyền thương mại không được xâm phạm an ninh quốc gia hoặc pháp luật Việt Nam.

Mt s hn chế v nhượng quyn thương mi ti Vit Nam

Hiện nay, pháp luật Việt Nam có những nguyên tắc chung áp dụng đối với nhượng quyền thương mại. Theo đó, các bên tự do trong việc ký kết các thoả thuận nhượng quyền thương mại, ví dụ: liên quan đến quảng cáo và phát triển, các nguyên vật liệu, xuất khẩu các sản phẩm / dịch vụ từ nhượng quyền thương mại, vv...

Tuy nhiên, nếu nhượng quyền thương mại bao gồm cả li-xăng quyền sở hữu trí tuệ ( nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế vv...) - thông thường nhượng quyền thương mại bao giờ cũng bao gồm li-xăng nhãn hiệu - thì theo pháp luật Việt Nam nghiêm cấm đưa vào hợp đồng các hạn chế đối với việc li-xăng như sau:

- Các hạn chế trong việc xuất khẩu các sản phẩm từ li-xăng tới các lãnh thổ mà bên nhượng quyền không phải là chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ tương ứng hoặc có quyền nhập khẩu hoặc bán các sản phẩm tương ứng;

- Buộc bên nhận chuyển nhượng mua tất cả hoặc một phần các nguyên vật liệu, linh kiện hoặc trang thiết bị từ bên nhượng quyền trừ khi việc này cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm do bên nhận chuyển nhượng sản xuất;

- Hạn chế bên nhượng cải tiến quyền sở hữu trí tuệ (trừ nhãn hiệu), hoặc buộc người nhận chuyển nhượng chuyển giao miễn phí cho bên nhượng quyền những cải tiến do bên nhận chuyển nhượng thực hiện;

- Hạn chế bên nhận chuyển nhượng tiến hành việc kiện tụng đối với bên nhượng quyền.

Hơn nữa, pháp luật về chuyển giao công nghệ - là luật áp dụng đối với nhượng quyền thương mại hiện nay - quy định thời hạn tối đa của thoả thuận nhượng quyền thương mại là 7 năm (hoặc 10 năm trong những trường hợp đặc biệt). Tuy nhiên, Luật thương mại mới không hạn chế thời gian 7 (hoặc 10) năm cho các thoả thuận nhượng quyền thương mại. Đây là điểm mâu thuẫn giữa 2 luật. Theo cách hiểu chung thì các điều khoản về thương mại trong thoả thuận nhượng quyền thương mại có thể là vô thời hạn trong khi các điều khoản về chuyển giao công nghệ trong thoả thuận nhượng quyền thương mại (nếu có) sẽ chỉ có hiệu lực tối đa là 7 năm (hoặc 10 năm trong trường hợp đặc biệt).

Các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại nên tránh đưa các quy định hạn chế nêu trên vào hợp đồng nhượng quyền thương mại; hoặc trong trường hợp không thể loại trừ hoàn toàn những hạn chế này thì nên có những lý do xác đáng. Loại trừ những hạn chế này các bên sẽ dễ dàng tiến hơn trong việc đăng ký (đạt được sự chấp thuận) đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như đã nói ở phần trên, do sự chồng chéo, nhượng quyền thương mại được quy định đồng thời ở cả luật về chuyển giao công nghệ và Luật thương mại. Hai luật này đều quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:

+ Bộ Khoa học và Công nghệ (nếu nhượng quyền bao gồm cả các vấn đề công nghệ) theo quy định của pháp luật chuyển giao công nghệ;

+ Bộ Thương mại theo Luật thương mại (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006).

Thuế đối với hoạt động nhượng quyền thương mại

Theo pháp luật chuyển giao công nghệ - luật có hiệu lực đối với nhượng quyền thương mại hiện nay - thuế suất phải nộp (nếu bên nhượng quyền là công ty/công dân nước ngoài) là 10% của lợi nhuận thu được từ thoạt động chuyển nhượng đó.

Một phần của tài liệu Kinh doanh tại Hoa kỳ và kinh doanh với đối tác Hoa kỳ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)