- Bước kiểm tra, đánh giá thường tiến hành chậm chạp, gây ảnh hưởng đến toàn bộ
b. Giải pháp hoàn thiện một số nội dung trong công tác quản lý dự án
2.2.3.6 Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong việc
địa phương trong việc
quản lý các dự án đầu tư
Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong việc quản lý các dự án đầu tư. Cần tạo lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội (ban hành luật), cơ quan của Chính phủ (hướng dẫn thi hành luật) với các địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư. Quy định chế độ báo cáo, chế độ trách nhiệm, các chế tài cần thiết xử lý các vi phạm đối với việc quản lý các dự án đầu tư. Cần có kiến nghị kịp thời đối với cơ quan quản lý nhà nước để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
KẾT LUẬN
Quản lý dự án là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại ngày nay. Đặc biệt là đối với những dự án lớn, phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng đa dạng. Để có thể hoàn thành đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu chất lượng kỹ thuật và phù hợp với ngân sách đề ra, dự án cần phải được quản lý hiệu quả với phương pháp, kỹ năng phù hợp.
Đối với Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi phải phát triển các lĩnh vực kinh tế trong đó đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng. Thực tế, thành công của các dự án đầu tư xây dựng mà các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện vẫn chưa cao. Một mặt là do các công trình ngày càng đòi hỏi yêu cầu chất lượng, kỹ thuật hiện đại, phức tạp với quy mô đầu tư lớn, nhưng mặt khác công tác quản lý dự án của bản thân các doanh nghiệp xây dựng chưa thực sự hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp cao.
Với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trong doanh nghiệp xây dựng, chuyên đề “ Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1” đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau :
Thứ nhất, trình bày một số vấn đề liên quan đến mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý
dự án mà Công ty áp dụng, trong đó đã đề cập đến các vấn đề như tổ chức nhiệm vụ của các thành phần, đặc điểm tổ chức quá trình quản lý. Đây là cơ sở quan trọng để Công ty Vinaconex-1 xây dựng các quy trình và thực hiện công tác quản lý đối với dự án đầu tư của mình.
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích cụ thể thực trạng công tác quản lý dự án ở Công
ty Vinaconex-1 xuất phát từ việc trình bày quy trình tổ chức và thực hiện quản lý dự án, các nội dung thực tiễn trong hoạt động quản lý dự án của Công ty. Trong đó đề cập các bước thực hiện hay quá trình thực hiện trong quy trình, nội dung quản lý được lãnh đạo Công ty, Giám đốc dự án, thành viên quản lý dự án sử dụng. Để minh họa thực tiễn cho hoạt động quản lý dự án, chuyên đề đã phân tích một số hoạt động quản lý cụ thể của dự án đầu tư xây dựng mà Công ty đang thực hiện. Từ đó
đưa ra cái nhìn tổng quan về các vấn đề còn tồn tại và cần giải quyết trong công tác quản lý dự án của Công ty hiện nay.
Thứ ba, đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý dự án tại Công ty. Đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước biện pháp để phát triển, mở rộng chuyên môn, kỹ năng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nhất cho các dự án đầu tư phát triển.
Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu, ta thấy rõ vai trò cần thiết của công tác quản lý trong việc thực hiện dự án, đảm bảo mục tiêu đã đề ra, mang lại tính khả thi cao và thành công cho các dự án mà Công ty đang tiến hành đầu tư. Quy trình cũng như nội dung quản lý dự án được Công ty áp dụng rõ ràng, đầy đủ các bước với chi tiết hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, chất lượng thực hiện cũng như tính linh hoạt trong việc thực thi các giải pháp vẫn còn là vấn đề mà Công ty cần phải quan tâm và hoàn thiện hơn nữa.
Tuy chuyên đề đã phần nào đạt được những mục tiêu đề ra, song việc nghiên cứu
“Công tác quản lý dự án tại Công ty xây dựng Vionacnex-1” vẫn chỉ dừng lại ở
một Công ty cụ thể, với những giải pháp và kiến nghị cơ quan Nhà nước gợi mở cho việc nâng cao công tác quản lý dự án cho các công ty thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng. Để công tác quản lý dự án đạt hiệu quả hơn nữa trong quá trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam sẽ cần phải có nghiên cứu sâu hơn, tổng quát hơn về tình hình quản lý dự án của các doanh nghiệp xây dựng trong nước, các giải pháp thiết thực mà Nhà nước cần thực hiện để tạo hiệu quả tốt nhất cho dự án đầu tư, các phương pháp quản lý dự án tiên tiến trên thế giới.
Một lần nữa, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Nguyễn Hồng Minh, các thầy cô trong Khoa Đầu tư, ban lãnh đạo và cán bộ Phòng Đầu tư Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1, đã giúp Tôi hoàn thành chuyên đề này.