Các yêu cầu của việc đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình tỉnh Ninh Bình (Trang 35 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Các yêu cầu của việc đánh giá giảng viên

Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có tầm quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp tới hoạt động giảng dạy, GV trở thành những người đóng vai trò chủ chốt trong việc đánh giá công việc của chính họ. Vấn đề là làm sao các tiêu chuẩn, tiêu chí phải bám sát mô hình hoạt động nghề nghiệp của GV và tạo điều kiện cho GV tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lý có hiệu quả, trong đó họ vừa là người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.

Đánh giá GV là việc thu thập, phân tích và sử dụng các thông tin về hoạt động nghề nghiệp của GV. Đây phải là một quá trình mang tính hệ thống, đòi hỏi sự tự nguyện và hợp tác của các bên, phù hợp với đặc điểm tâm lí của đội ngũ trí thức. Đánh giá GV phải phát huy được vai trò chủ động, tích cực, tự giác của GV, lôi cuốn họ tham gia công tác đánh giá và tự đánh giá từ đó hình thành động lực trong việc tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV.

Quy trình đánh giá GV phải thúc đẩy được sự tự bồi dưỡng của GV, khuyến khích họ tham gia các hình thức bồi dưỡng do trường tổ chức, tạo môi trường thích hợp cho việc tự bồi dưỡng của GV

Muốn vậy, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức đánh giá phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, trình độ hiện có của GV và thực hiện theo quan điểm đổi mới giáo dục của ngành. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý khoa học kỹ thuật luôn thay đổi. Quá trình đánh giá tác động việc tự bồi dưỡng thường xuyên của GV, đảm bảo để người thầy có những nền tảng kiến thức mới, có khả năng định hướng cho sinh viên tìm tòi, phát triển. Từ đó xây dựng được các chính sách phù hợp về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, khen thưởng đối với GV.

Vì vậy, quy trình đánh giá giảng viên phải tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý, vào các thành tố của quá trình phát triển đội ngũ giảng viên và các chủ thể tham gia quá trình này. Đồng thời, mỗi tiêu chí chỉ tác động vào một khâu, một mặt nhất định. Do đó, các tiêu chí phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với các tiêu chuẩn để tạo tác động tổng hợp, đồng bộ đến quá trình quản lý.

Việc đánh giá GV cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân họ, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trường.

Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có phần quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận rằng việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực tới việc không ngừng nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học. Vấn đề là làm sao cho GV tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lí và có hiệu quả, trong đó họ vừa là người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.

Với tầm quan trọng như trên, việc tiến hành đổi mới công tác đánh giá GV ở các trường CĐ, ĐH cần được quan tâm nghiên cứu, triển khai để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

1.4.6. Phương pháp và quy trình đánh giá giảng viên

1.4.6.1. Phương pháp đánh giá giảng viên

Đánh giá giảng viên thông qua hồ sơ thi đua của trường, ban thanh tra sẽ kiểm tra hồ sơ, giáo án, giáo trình, tiến trình thực hiện bài giảng từ kết quả kiểm tra đó ban thi đua sẽ đánh giá ở mức độ nào tốt, khá, trung bình hay yếu. Đánh giá GV thông qua đồng nghiệp, mỗi GV giảng một tiết lý thuyết hoặc một tiết thực hành các đồng nghiệp trong tổ bộ môn sẽ dự giờ và góp ý về phương pháp, kỹ năng, kiến thức. Khi kết thúc giờ giảng có thể lấy ý kiến phản hồi của sinh viên sau mỗi tiết học để đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng đến đâu, và mục tiêu của mỗi tiết giảng mà GV đề ra thực hiện như thế nào?

Ngoài đánh giá GV về năng lực chuyên môn, trình độ sư phạm thì còn phải đánh giá về các nhiệm vụ khác như tham gia hội họp, sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn ở tổ bộ môn. Tận tụy với công việc; gương mẫu trong lối sống; giữ gìn phẩm chất danh dự nhà giáo; luôn có tinh thần đoàn kết nội bộ; xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa.

1.4.6.2. Quy trình đánh giá giảng viên

+ Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và hình thức đánh giá + Xây dựng chuẩn và thang đánh giá

+ Xác định đối tượng và phạm vi đánh giá + Nêu giả thiết khoa học

+ Sử dụng phương pháp và phương tiện để thu tập và xử lý thông tin + Tiến hành đánh giá, đo lường

+ Phân tích kết quả, nhận xét kết luận.[16; Tr 65]

Đánh giá bao gồm các việc thu thập, xử lý, phân loại - hay nói cách khác là thu thập các “bằng chứng” một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu. Khi tiến hành đánh giá giảng viên phải xây dựng kế hoạch cần đánh giá ở những nhiệm vụ nào, ai là người thực hiện đánh giá, và đánh giá ai? Không có bằng chứng việc đánh giá chỉ những ý kiến cá nhân chưa đủ căn cứ để có thể đưa ra những kết luận về một vấn đề gì. Hơn nữa công tác đánh giá liên quan tới việc đưa ra nhận xét về những vấn đề quan trọng như giá trị, chất lượng, hiệu quả hoạt động của giảng viên trong mối tương quan tới học sinh – sinh viên và các đồng nghiệp khác.

Như vậy, chủ thể đánh giá trong quá trình đánh giá giảng viên là những thành viên có liên quan trong hệ thống giáo dục Cao đẳng, Đại học nói chung mà người đại diện là Hiệu trưởng, khách thể đánh giá toàn bộ giảng viên.

Các nguồn thông tin đánh giá thu thập được từ toàn bộ hoạt động của người giảng viên theo các tiêu chuẩn quy định. Quá trình xử lí các nguồn thông tin này sẽ giúp chủ thể đánh giá phán đoán giá trị lao động của giảng viên, qua đó giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để rồi họ sẽ nâng cao chất lượng của việc dạy - học đáp ứng yêu cầu của xã hội.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá giảng viên

Hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá giảng viên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như:

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình tỉnh Ninh Bình (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w