8. Cấu trúc luận văn
2.2.5. Những hạn chế trong công tác đánh giá giảng viên của trường cao đẳng Y tế
đẳng Y tế Ninh Bình
Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng việc đánh giá giảng viên thông qua các hoạt động giáo dục là một xu thế tất yếu và là một việc làm bắt buộc. Vì vậy cần phải chuẩn bị đầy đủ cả về lí luận lẫn thực tiễn nhằm thực hiện thành công công tác quan trọng này, góp phần đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đánh giá giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập cần khắc phục và giải quyết trong thời gian tới đó là:
- Hiện tại trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình chưa có Bộ tiêu chuẩn nào hoàn chỉnh về đánh giá giảng viên.
- Nhận thức của giảng viên cũng như của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự coi trọng đúng mức cho công tác đánh giá giảng viên thuộc đơn vị mình. Các cuộc đánh giá còn đại khái qua loa, mang tính chất “cho xong công việc”, đối với đồng nghiệp được đánh giá còn e ngại, không dám nói thẳng nói thật.
- Công tác đánh giá giảng viên đã được tiến hành nhưng chưa tiến hành theo nguyên tắc "mô tả đẩy đủ và đánh giá đầy đủ". Cho đến nay nhà trường chưa có một công trình nào mô tả đầy đủ công việc cần làm của giảng viên.
Do đó việc đánh giá giảng viên của trường mới dừng lại ở mức độ kiểm tra, giám sát các hoạt động của giảng viên một cách chung chung.
- Năm 2010 tổ khảo thí và kiểm định chất lượng trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình được thành lập với số lượng 09 đồng chí đây là một quyết định đúng đắn của Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường. Hiện tại tổ khảo thí và kiểm định chất lượng trường Cao Đẳng Y tế Ninh Bình mới thực hiện được một số công việc như: giám sát thời gian lên lớp của GV thông qua việc đi kiểm tra đầu giờ, cuối giờ, mỗi tháng đi thanh tra đột xuất giờ giảng, giáo án, giáo trình một đồng chí giảng viên cuối mỗi tháng gửi thông báo về các đơn vị… Vì tổ khảo thí và kiểm định chất lượng mới được thành lập nên chưa đi vào hoạt động thường xuyên, việc đánh giá giảng viên đôi khi còn bị gián đoạn hoặc chưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra tổ khảo thí và kiểm định chất lượng còn tổ chức quản lý các ngân hàng đề thi, làm các đề thi tự luận, và đã bắt đầu tiến hành tổ chức thi các môn trắc nghiệm hết học phần trên máy tính. Tuy nhiên, tổ khảo thí chưa thực hiện được các hoạt động: giám sát một cách thường xuyên, liên tục tất cả các thành tố của quá trình dạy học hay giáo dục đào tạo, chưa đảm bảo cho các quá trình ấy diễn ra liên tục, theo đúng các quy định, quy chế đặt ra từ trước.
- Việc xác lập thông tin, tập hợp minh chứng cho công tác đánh giá giảng viên chưa thực sự tốt, chưa có sự tham gia của học sinh – sinh viên và sự hợp tác của giảng viên trong việc nhận xét đánh giá về đồng nghiệp, đặc biệt sự hợp tác của chính bản thân giảng viên được đánh giá là không cao, không mang tính tự nguyện…
- Các kết quả của việc đánh giá chưa được sử dụng đúng mục đích của nó do đó chưa cổ vũ được việc học tập, tu dưỡng, phấn đấu của các cán bộ giảng viên trong nhà trường.
- Tiền thân trường trước đây là trường trung cấp Y, năm 2008 nhà trường được nâng cấp lên thành trường cao đẳng vì vậy thiếu một số giảng viên chuyên trách về Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm – Mặt tham gia giảng dạy định hướng chuyên khoa cho các sinh viên khi họ tốt nghiệp, do đó nhà trường thỉnh giảng một số bác sỹ chuyên trách các khoa này ở một số bệnh viện. Do là giảng viên thỉnh giảng nên việc đánh giá cũng không được làm thường xuyên và chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường vì họ ít bị kiểm tra. Mà không có kiểm tra thì không thể đánh giá được chất lượng công việc mà họ đang giảng dạy, không có đánh giá thì họ không thể phát hiện được những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
- Quá trình đánh giá chưa quan tâm đầy đủ tới mục tiêu kép của hoạt động này: sự tiến bộ của cá nhân và lợi ích cũng như trách nhiệm của Nhà trường. Phần lớn giảng viên chưa có ý thức trách nhiệm đối với công việc của mình một cách thường xuyên trong quá trình làm việc, mà thường là sau khi kết thúc công việc. Ví dụ, một số ít giảng viên thực hiện một vài hình thức đánh giá học sinh – sinh viên ở cuối khóa học, với một số câu hỏi về việc giảng viên đã dạy như thế nào, mà không giúp giảng viên biết được những khó khăn mà học sinh – sinh viên phải trải qua trong cả quá trình và thông qua đó không giúp giảng viên tự đánh giá mình và có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình giảng dạy.
- Ngoài ra, còn có một số giảng viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm của người thầy và chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh – sinh viên học tập và noi theo: tác phong chưa chuẩn mực, vi phạm quy chế đào tạo, phương pháp giảng dạy đơn điệu, chưa gây được ấn tượng trong sinh viên, đâu đó vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong thi cử…
Với những hạn chế trong công tác đánh giá giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình nói trên, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo.
Để trường ngày một phát triển và từng bước hội nhập thì công tác đánh giá giảng viên của trường cần phải có sự thay đổi.
Qua việc điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên cũng như của các chuyên gia về tính cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình theo hướng chuẩn hóa tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 35 CBQL và tập thể 37 GV hai bộ môn Điều dưỡng và Bộ môn KHCB – CT - TDTT thu được những kết quả như sau:
Bảng 2.6 Sự cấp thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
STT Nội dung Đồng ý Khôngđồng ý thay đổiCần
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
1
Công tác đánh giá giảng viên đã đáp ứng được yêu cầu không cần thay đổi về nội dung và hình thức đánh giá.
10 13,9% 62 86,1% 62 86,1%
2
Cần phải xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá giảng viên theo hướng chuẩn hóa.
62 86,1% 10 13,9% 0 0%
Qua kết quả khảo sát bảng 2.6 về sự cấp thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình bằng phiếu hỏi cho thấy, các GV trong trường cũng như các cán bộ quản lý cho rằng công tác đánh giá giảng viên hiện nay của trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và cần phải có sự thay đổi cả về nội dung và hình thức đánh giá để sao cho phù hợp với điều kiện tình hình cụ thể của trường.
Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với các CBQL và tập thể GV hai bộ môn, bộ môn Điều dưỡng và Bộ môn KHCB – CT - TDTT
thuộc trường CĐ Y tế Ninh Bình, nên đánh giá giảng viên về các nội dung trong công tác đánh giá GV và thu được những kết quả như sau:
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát các nội dung đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
ST
T Nhiệm vụ chủ yếu
Đồng ý Không đồng ý
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
1 Giảng dạy và tư vấn cho
HS - SV 72 100% 0 0%
2 Các hoạt động NCKH 69 95,8% 3 4,2%
3 Trách nhiệm công dân với tư
cách là nhà khoa học 63 87,5% 9 12,5%
4 Dịch vụ chuyên môn phục
vụ nhà trường, cộng đồng 60 83,3% 12 16,7%
Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát các nội dung đánh giá giảng viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
Qua khảo về các nội dung nên đánh giá giảng viên trong nhà trường, tác giả đã đưa ra 4 nhiệm vụ chủ yếu để khảo sát thông qua lấy ý kiến của 72 giảng viên , trong đó có 35 CBQL và 37 GV hai bộ môn trực tiếp giảng dạy ở
các lĩnh vực chuyên môn khác nhau cho ta thấy nhiệm vụ thứ nhất " Giảng dạy và tư vấn cho HS - SV" đã nhận được 72 ý kiến đồng ý 100%. Đa số các CBQL và GV đều cho rằng khi đánh giá giảng viên cần bám sát vào tiêu chí này. Các nhiệm vụ: “Hoạt động nghiên cứu khoa học; trách nhiệm công dân với tư cách là nhà khoa học; dịch vụ chuyên môn phục vụ nhà trường, cộng đồng” tuy còn nhiều ý kiến không đồng ý với các nhiệm vụ này nhưng cũng nhận được sự đồng thuận lớn của các CBQL và của GV. (Cả 3 các nhiệm vụ đó đều đạt hơn 80%)
Với những tồn tại trên của đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình, trong đó nguyên nhân chính là công tác đánh giá giảng viên chưa thực sự được coi trọng, việc đánh giá đó chỉ mang phần nhiều tính hình thức. Để gìn giữ thương hiệu của trường và đưa trường từng bước phát triển, phát triển bền vững trong giai đoạn mới thì việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là giải pháp tối ưu. Vì vậy, việc đánh giá giảng viên có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo trong nhà trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình hiện nay.
* Nhận xét chung về thực trạng đánh giá giảng viên của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ dưới nhiều loại hình đa dạng và mềm dẻo, bản thân nó đòi hỏi phải có sự hoàn thiện đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nội bộ nhà trường, đồng thời cũng đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục đánh giá nó một cách khách quan, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Một trong những luận điểm quan trọng nhất của việc đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và đánh giá giảng viên nói riêng đó là nội dung đánh giá như thế nào? Có những cơ sở khoa học gì để đánh giá? Những phương pháp và công cụ gì có thể đánh giá? Điều này có ý nghĩa quan trọng
bởi vì khi chúng ta có những tiêu chí đánh giá dựa trên những công cụ được thiết kế khoa học cùng với các phương pháp đánh giá phù hợp thì đánh giá mới có vai trò đúng nghĩa của nó.
Qua thực trạng về công tác đánh giá của các cơ sở giáo dục đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nói chung và Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình nói riêng cho chúng ta thấy rằng các nhà quản lí giáo dục, và kể cả các giảng viên mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá giảng viên - một lực lượng nòng cốt trong nhà trường. Nhưng những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu…thường mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn chế nhiều tới hiệu quả của việc đánh giá. Đôi khi chỉ lấy một số tiêu chí cụ thể có thể dễ dàng nhận ra được như đề tài nghiên cứu khoa học, các công trình đã công bố để đánh giá, còn lĩnh vực khác thì chỉ thực hiện theo cảm tính theo nhận định chung chung của tập thể, không có căn cứ bằng những minh chứng cụ thể. Hậu quả là để lại những phản ứng tiêu cực của cán bộ và giảng viên. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
1) Các nhà quản lí nhà trường chưa quán triệt một nguyên tắc quan trọng của công tác đánh giá là “mô tả đầy đủ điều mong muốn và đánh giá đầy đủ những điều mong muốn đó”. Cho đến nay đa số các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng chưa có một bộ tiêu chí và quy trình đánh giá có thể mô tả đầy đủ công việc của giảng viên bằng các tiêu chí cụ thể. Không mô tả được đầy đủ những hoạt động giáo dục của giảng viên mà các nhà quản lí mong muốn thì không thể đánh giá được hoạt động đó. Do một số tiêu chí định lượng như số các bài báo đã công bố, số đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia có thể dẫn đến các hiệu quả không mong muốn là các giảng viên chỉ tập trung vào kết quả công việc của họ nhiều hơn là chú ý đến việc làm gì để thường xuyên cải tiến công việc của họ.
2) Kết quả của sự đánh giá chưa được sử dụng đúng mục đích của nó, chỉ phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng để nâng bậc lương trước thời hạn mà không phục vụ cho những mục tiêu quan trọng của công tác đánh giá là cổ vũ việc học tập, tu dưỡng, phấn đấu của giảng viên. Đánh giá thường được tiến hành trong nội bộ giảng viên không có sự tham gia của học sinh – sinh viên (thường qua các phiếu điều tra), không tính đến chất lượng công việc của giảng viên thông qua kết quả học tập và phấn đấu của học sinh – sinh viên. Do vậy việc đánh giá giảng viên không giúp gì cho việc tiến bộ của học sinh – sinh viên trong suốt quá trình dạy học. Hơn nữa các giảng viên thường ngại khi phải nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, nhất là trong các đợt bình bầu các danh hiệu thi đua cuối năm học.
3) Quá trình đánh giá thường không quan tâm đầy đủ tới mục tiêu kép của hoạt động này: sự tiến bộ của cá nhân và lợi ích cũng như trách nhiệm của trường Cao đẳng, Đại học. Các trường Cao đẳng, Đại học thường không chú ý đúng mức tới việc dùng kết quả học tập, sự tiến bộ của học sinh – sinh viên trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá giảng viên. Giảng viên thường không có ý thức nghĩ đến công việc của mình một cách thường xuyên trong quá trình làm việc, mà chỉ sau khi kết thúc công việc. Ví dụ một số ít giảng viên thực hiện một vài hình thức đánh giá học sinh – sinh viên ở cuối khóa học, với một số câu hỏi về việc giảng viên đã dạy như thế nào, mà không giúp giảng viên biết được những khó khăn mà học sinh – sinh viên phải trải qua trong cả quá trình và thông qua đó không giúp giảng viên tự đánh giá mình và có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình giảng dạy.
Bảng 2.8. Thực trạng kết quả đánh giá GV trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình hiện nay
STT Mức độ Kết quả đánh giá GV Mức độ ý kiến 1 2 3 4 5 1 - Đã trở thành một hoạt động thường xuyên (12,5%)9 (13,9%)10 (8,3%)6 (65,3%)47 (0%)0 2
- Đã tạo được khí thế thi đua, động lực để GV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 10 (13,9%) 8 (11,1%) 7 (9,7%) 47 (65,3%) 0 (0%) 3
- Thực hiện quy định của nhà nước đối với việc đánh giá viên chức hàng năm
72 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 4
- Các nguồn thông tin để đánh giá đã phù hợp, đáng tin cậy, hợp lí, khách quan, khoa học 8 (11,1%) 10 (13,9%) 5 (6,9%) 49 (68,1%) 0 (0%)
Theo kết quả khảo sát bảng 2.8 về thực trạng đánh giá GV trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình hiện nay có tới 47 ý kiến (chiếm 65,3%) cho thấy rằng công tác đánh giá GV chưa trở thành một hoạt động thường xuyên và mới chỉ dừng lại ở mức độ thực hiện quy định của nhà nước đối với việc đánh giá viên chức hàng năm theo một mẫu quy định có sẵn. Các nguồn thông tin để đánh giá chưa thực sự đáng tin cậy vì khi mỗi một GV được đánh giá chỉ dựa vào