8. Cấu trúc luận văn
2.2. Thực trạng đánh giá giảng viên của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
tế Ninh Bình
Để công tác đánh giá giảng viên được khách quan và thực sự mang lại hiệu quả, được các giảng viên coi như là một nhiệm vụ thường nhật khi chúng ta lấy được thông tin từ đồng nghiệp của giảng viên. Giảng viên cũng chỉ
nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ khi bên cạnh họ có những người bạn, những người thầy sẵn sàng chia sẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Trong thực tại chung của các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình cũng chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá giảng viên chuẩn, do đó việc đánh giá giảng viên chưa thực sự đạt yêu cầu, chưa bao quát hết các nhiệm vụ, chức năng của giảng viên, mà việc đánh giá đó vẫn mang tính tạm thời, không đồng bộ.
Mặt yếu đối với đại đa số các trường dạy nghề nói chung và trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình nói riêng đó là phương pháp sư phạm. Có thể họ rất giỏi về chuyên môn nhưng về phương pháp sư phạm họ không có kinh nghiệm nhiều. Hầu hết các giảng viên trong trường được đào tạo ở các trường Đại học Y – Dược về điều trị, chẩn đoán bệnh nên nhưng khi về giảng dạy tại trường họ chưa được qua công tác đào tạo sư phạm. Để khắc phục điểm yếu này nhà trường mở các lớp nghiệp vụ sư phạm và mời những nhà giáo có kinh nghiệm, uy tín về giảng tại trường. Tất cả các đồng chí giảng viên đều phải tham gia khoá học đó, sau khi kết thúc khoá học các đồng chí phải giảng thử một tiết chuyên môn thời gian 45 phút. Thông qua tiết giảng đó đồng nghiệp sẽ đánh giá về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, các đồng chí giảng viên biết được điểm mạnh mình cần phát huy và điểm yếu cần khác phục và sửa chữa.
Đánh giá thực trạng về công tác đánh giá giảng viên của Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Ninh Bình, tác giả đã sử dụng bằng phiếu hỏi với các nội dung tiêu chí cụ thể trên tổng số 72 người trong đó 35 CBQL, 37 GV thuộc hai bộ môn, bộ môn Điều dưỡng và bộ môn KHCB – CT – TDTT theo các mức độ khác nhau được tính theo hệ số điểm như sau:
Mức độ1: Rất tốt; Mức độ 2: Tốt; Mức độ 3: Khá tốt; Mức độ 4: Chưa tốt; Mức độ 5: Yếu