8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
Coi trọng xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, khi sự thay đổi công nghệ luôn đòi hỏi sự thay đổi nhiều về kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành và cách thức học tập của học sinh – sinh viên thì trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên là một trong những yêu cầu và tiêu chuẩn phản ánh chất lượng đội ngũ giảng viên. Nhà trường luôn có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý bên cạnh đó còn có cơ chế, chính sách vừa khuyến khích, vừa bắt buộc đối với giảng viên học cao học và nghiên cứu sinh. Đặc biệt chú trọng việc học tập kinh nghiệm của nhau về nghiệp vụ chuyên môn, phương pháp sư phạm, giảng dạy. Ưu tiên tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các phòng trực tiếp quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục, cán bộ quản lý các phòng, khoa, bộ môn, trung tâm.
Kế hoạch tổng thể quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình được xây dựng dựa trên sự tính toán và phát triển quy mô đào tạo các loại hình trong thời gian từ 5 đến 10 năm thậm trí là 15 năm căn cứ theo số lượng học sinh – sinh viên, về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình, trình độ đào tạo. Bước sang giai đoạn phát triển mới, nhà trường đang đứng trước những vận hội lớn, nhưng cũng đầy thách thức lớn. Những thách thức lớn mà nhà trường đang phải đương đầu đó là sự cạnh tranh về quy mô, chất lượng đào tạo với các trường đại học, cao đẳng trong nước. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ then chốt của Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình. Nếu như năm 2008 tổng số giảng viên toàn trường là 33 GV trong đó trình độ thạc sỹ (Bác sỹ chuyên khoa I) 12 GV, trình độ ĐH 19 GV, trình độ tiến sỹ (Bác sỹ chuyên khoa II) không có GV nào thì cho đến nay toàn trường có 110 cán bộ - giảng viên, trong đó 74 đồng chí giảng viên. Trình độ thực tế của đội ngũ giảng viên trong trường hiện nay được thống kê như sau:
- Đại học: 52 giảng viên, chiếm 70,3 % (Đang học cao học: 16 GV) - Thạc sĩ (BSCKI): 18 giảng viên, chiếm 24,3% ( có 02 GV đang NCS) - Tiến sĩ (BSCKII): 04 giảng viên, chiếm 5,4 %
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ và thâm niên giảng dạy của GV và CBQL
Các mức
Trình độ đào tạo Thâm niên giảng dạy (quản lý)
GS T. S (BS CKII) Ths (BS CKI) ĐH Dưới 5 năm 5-10 năm 11-20 năm Trên 20 năm Giảng viên 0 0 11 17 50 13 8 3 0% 0% 14,9% 23,0% 67,5% 17,6% 10,8% 4,1% Cán bộ quản lý 0 04 07 35 17 8 10 0 0% 5,4% 9,4% 47,3% 48,6% 22,9% 28,5% 0%
(Nguồn : Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường CĐ Y tế Ninh Bình)
Bảng số liệu số lượng giảng viên ở trình độ đại học còn cao chiếm 70,3%, trình độ tiến sỹ (BSCKII) còn thấp chỉ chiếm 5,4%. Thiếu đội ngũ giảng viên đặc biệt là thiếu giảng viên chuyên trách giảng dạy ở ngành mũi nhọn và ngành đào tạo truyền thống của trường. Các bộ môn thuộc lĩnh vực đào tạo chính của trường như bộ môn Điều dưỡng, Dược – Y học cổ truyền, số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ (BSCKI) ít, chủ yếu là trình độ đại học, vẫn chưa có giảng viên là Tiến sĩ (BSCKII). Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng tỷ lệ số giảng viên có trình độ thâm niên dưới 10 năm còn cao chiếm 85,1% do mới vào nghề nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.Đó là điều khó khăn nhất trong công tác chỉ đạo và điều hành thực hiện kế hoạch đào tạo cho tất cả các cơ sở giáo dục – đào tạo nói chung và của đối với trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh quyết liệt cả về chất lượng và số lượng giảng viên giữa trường Cao đẳng, đại học trong Tỉnh Ninh Bình. (Hiện nay toàn tỉnh có 01 trường Đại học, 03 trường Cao đẳng, 02 trường trung cấp nghề)
Nhận thức rõ tầm quan trọng về trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên và giáo viên, trường đã cử các giảng viên đi học nâng cao trình độ (16 GV đang theo học các lớp Cao học khác nhau) và tham gia các lớp bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là tranh thủ
sự cống hiến của các giảng viên cao tuổi, những người có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy lý thuyết cũng như trong thực hành trước khi các giảng viên đó về nghỉ hưu. Trường phấn đấu trong thời gian tới để nâng cấp thành trường đại học.
Đến năm 2015, Nhà trường tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu là duy trì tốc độ phát triển quy mô đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Hoàn thiện đào tạo theo học chế tín chỉ tất cả các bậc học, các chương trình đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, căn bản theo hướng hiện đại, tiếp cận dần với trình độ đại học, và đào tạo đại học. Nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học có kiến thức ngành và chuyên ngành vững, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, đạt chuẩn đầu ra đã công bố theo từng cấp đào tạo, có tư duy sáng tạo đáp ứng với thị trường lao động; có khả năng học liên thông lên các bậc học cao hơn, đẩy mạnh đổi mới nội dung phương pháp dạy học. Huy động mọi nguồn lực thực hiện dự án xây dựng Trường tại cơ sở mới, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng; chuẩn bị những điều kiện tiền đề cần thiết để nâng cấp trường lên đại học.
Chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình vừa chỉ ra định hướng chung, vừa vạch rõ những mục tiêu, giải pháp cụ thể của từng lĩnh vực cụ thể, đòi hỏi mọi cá nhân và đơn vị trong trường cùng nhau nỗ lực thực hiện tốt những mục tiêu này.