8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố khách quan
Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác đánh giá GV như: - Hoàn cảnh kinh tế xã hội, chế độ chính sách của cơ quan chủ quản đối với nhà trường và mức thu nhập của cán bộ giảng viên trong trường tuy đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về cuộc sống nhưng so với mặt bằng thu nhập của xã hội còn quá thấp dẫn đến chất lượng giảng dạy thông qua việc đánh giá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hy sinh và cống hiến về nghề nghiệp của
các GV. Đây là yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đánh giá GV
- Áp lực thành tích giữa các trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá GV. Khi một cơ sở giáo dục có nhiều giảng viên được đánh giá tốt thì đồng nghĩa với với trường đó chất lượng đào tạo tốt. Điều này liên quan đến vấn đề tuyển sinh đầu vào, nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng GV.
- Công tác quy hoạch bồi dưỡng đội ngũ những cán bộ quản lý làm công tác chuyên trách đánh giá giảng viên còn thiếu cơ chế chính sách để định hướng cho bộ phận này hoạt động theo hướng chuyên nghiệp phục vụ cho công tác đánh giá giảng viên.
- Khả năng đa dạng hoá và lựa chọn các hình thức đánh giá GV chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của GV.
Tiểu kết chương 1
Đánh giá GV là việc làm cần thiết và quan trọng. Do đó, cần phải có sự phối hợp tham gia của nhiều bên, người đánh giá và người được đánh giá phải nhất trí về các tiêu chuẩn đánh giá, kết quả đánh giá và có tham khảo ý kiến lẫn nhau theo những khoảng thời gian xác định; gắn với mục tiêu phát triển lâu dài của GV. Các báo cáo đánh giá phải rõ ràng và hỗ trợ của các minh chứng xác thực, không có sự phân biệt đối xử, không thiên vị.
Trong đánh giá GV, ngoài việc đưa ra các biện pháp và quy trình đánh giá thì việc xây dựng nét văn hóa đánh giá GV là điều không thể thiếu và là động lực quan trọng trong góp phần thành công trong hoạt động đánh giá GV. Muốn thực hiện được điều đó cần phải thực hiện tốt các khâu đánh giá theo hướng chuẩn hóa và nâng văn hóa đánh giá cho các đối tượng tham gia đánh giá. Ngoài việc xây dựng nét văn hóa của tổ chức, còn phải xây dựng văn hóa đánh giá riêng của ngành, của từng trường, kết hợp với việc đưa yếu tố văn hóa vào các khâu đánh giá GV.
Đánh giá GV theo hướng chuẩn hóa gắn liền với các tiêu chuẩn, tiêu chí mô tả hoạt động nghề nghiệp và chức năng nhiệm vụ mà người GV đó có sứ mạng phải làm tròn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn, tiêu chí có thể thay đổi phù hợp với bối cảnh và sứ mạng của nhà trường. Vì vậy, các tiêu chuẩn, tiêu chí chỉ mang tính chất định hướng “theo hướng chuẩn hóa”. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học, muốn đánh giá GV cần phải có triết lý, nguyên tắc, chuẩn phù hợp với đặc thù của đội ngũ có vị trí xã hội đặc biệt. Đó là sự tương tác theo hướng bình đẳng, dân chủ và có văn hóa cao, mọi công việc có liên quan đến GV phải được mô tả, thu thập, xử lý và phân tích một cách toàn diện, hệ thống.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH TỈNH NINH BÌNH 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội* Đặc điểm tự nhiên * Đặc điểm tự nhiên
Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Sông Hồng, có điều kiện tự nhiên khá phong phú, được chia làm 3 vùng địa hình (miền núi, đồng bằng và vùng ven biển). Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía đông bắc giáp tỉnh Nam Định, phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, có diện tích đất tự nhiên 1386,6 km2.
* Tình hình kinh tế - xã hội
Ninh Bình có 1 thành phố; 7 huyện, thị; 147 xã, phường, trong đó có 54 xã phường là miền núi và 3 xã vùng cao, dân số 940 ngàn người, mật độ dân số 690 người/km2. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, bên cạnh những thuận lợi, có không ít những khó khăn thách thức; song dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh với các giải pháp đồng bộ và cụ thể, kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng, thu hút đầu tư nhanh, cơ cấu kinh tế tiến triển rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, công tác quốc phòng địa phương được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội luôn hoàn thành vượt mức. Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX rất chú trọng đến việc phát triển sự nghiệp Y tế - Giáo dục, nhằm tạo ra một thế hệ người lao động mới có đủ sức khỏe, có trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng được sự đòi hỏi của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới ở điạ phương.
Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình tiền thân từ Trường Trung học Y tế. Năm tháng sơ khai 1963, Trường được thành lập có tên gọi là Trường cán bộ Y tế Ninh Bình. Ngày 08/10/2008, Nhà trường được Bộ Giáo dục & Đào tạo ký Quyết định nâng cấp Trường thành Trường Cao đẳng Y tế. Trường trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn giảng viên, mục tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng. Nhìn lại chặng đường lịch sử 48 năm phấn đấu xây dựng và phát triển, đặc biệt là thập niên đầu của thế kỷ XXI, trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình đã không ngừng phát triển toàn diện và đã gặt hái được những thành tựu rất đáng tự hào. Thành tích của Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Đó thực sự là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực, cố gắng của tập thể Nhà trường và là nguồn động viên to lớn giúp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình không ngừng phấn đấu và phát triển, để vững vàng vươn lên tầm cao mới.
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám hiệu Nhà trường, cùng với sự nỗ lực, không ngừng của tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả cao trong công tác đào tạo. Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020 được xây dựng trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới, đồng thời căn cứ vào truyền thống 48 năm xây dựng và phát triển; thực trạng, tiềm năng và thế mạnh của trường.. Nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học có kiến thức ngành và chuyên ngành vững, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, đạt chuẩn đầu ra đã công bố theo từng cấp đào tạo, có tư duy sáng tạo đáp ứng với thị trường lao động; có khả năng học liên thông lên các bậc học cao hơn. Từng bước xây dựng chương
trình giáo dục đại học cho các ngành đang đào tạo bậc cao đẳng, trước hết cho ngành Điều dưỡng, kỹ thuật viên y học và ngành Dược ..[12; Tr 07]
Phương châm hành động:
- Nhà trường muốn phát triển thì trước hết phải lấy sinh viên làm trung tâm của mọi hoạt động trong trường. Trí tuệ của sinh viên phải được chăm lo toàn diện gồm 3 yếu tố hợp thành là Trí (kỹ năng tác nghiệp nghề được đào tạo), Thể (năng lực sáng tạo và sức khoẻ) và Mỹ (nhân cách, biết cách xử sự trong xã hội). Nhà trường cũng liên kết với các trung tâm chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ở Đài Loan, Singapore… Vì vậy khi ra trường các em có cơ hội làm việc ở đó.
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho giảng viên, cán bộ viên chức. Luôn giữ đạo đức trong giáo dục, trong lối sống, trong nghề nghiệp, giữ mối quan hệ đúng mực với đồng nghiệp, với học sinh – sinh viên, hợp tác tốt trong công việc, coi chất lượng đào tạo trong nhà trường là hàng đầu. Để đạt được mục tiêu đó Đảng ủy- Ban Giám hiệu và tập thể cán bộ giảng viên của trường đã xây dựng các kế hoạch, chỉ tiêu cho từng giai đoạn cụ thể như:
- Kế hoạch ngắn hạn (giai đoạn 2011- 2013) - Kế hoạch trung hạn (giai đoạn 2013- 2015) - Kế hoạch dài hạn (giai đoạn 2015- 2020)
2.1.2. Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
Coi trọng xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, khi sự thay đổi công nghệ luôn đòi hỏi sự thay đổi nhiều về kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành và cách thức học tập của học sinh – sinh viên thì trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên là một trong những yêu cầu và tiêu chuẩn phản ánh chất lượng đội ngũ giảng viên. Nhà trường luôn có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý bên cạnh đó còn có cơ chế, chính sách vừa khuyến khích, vừa bắt buộc đối với giảng viên học cao học và nghiên cứu sinh. Đặc biệt chú trọng việc học tập kinh nghiệm của nhau về nghiệp vụ chuyên môn, phương pháp sư phạm, giảng dạy. Ưu tiên tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các phòng trực tiếp quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục, cán bộ quản lý các phòng, khoa, bộ môn, trung tâm.
Kế hoạch tổng thể quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình được xây dựng dựa trên sự tính toán và phát triển quy mô đào tạo các loại hình trong thời gian từ 5 đến 10 năm thậm trí là 15 năm căn cứ theo số lượng học sinh – sinh viên, về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình, trình độ đào tạo. Bước sang giai đoạn phát triển mới, nhà trường đang đứng trước những vận hội lớn, nhưng cũng đầy thách thức lớn. Những thách thức lớn mà nhà trường đang phải đương đầu đó là sự cạnh tranh về quy mô, chất lượng đào tạo với các trường đại học, cao đẳng trong nước. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ then chốt của Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình. Nếu như năm 2008 tổng số giảng viên toàn trường là 33 GV trong đó trình độ thạc sỹ (Bác sỹ chuyên khoa I) 12 GV, trình độ ĐH 19 GV, trình độ tiến sỹ (Bác sỹ chuyên khoa II) không có GV nào thì cho đến nay toàn trường có 110 cán bộ - giảng viên, trong đó 74 đồng chí giảng viên. Trình độ thực tế của đội ngũ giảng viên trong trường hiện nay được thống kê như sau:
- Đại học: 52 giảng viên, chiếm 70,3 % (Đang học cao học: 16 GV) - Thạc sĩ (BSCKI): 18 giảng viên, chiếm 24,3% ( có 02 GV đang NCS) - Tiến sĩ (BSCKII): 04 giảng viên, chiếm 5,4 %
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ và thâm niên giảng dạy của GV và CBQL
Các mức
Trình độ đào tạo Thâm niên giảng dạy (quản lý)
GS T. S (BS CKII) Ths (BS CKI) ĐH Dưới 5 năm 5-10 năm 11-20 năm Trên 20 năm Giảng viên 0 0 11 17 50 13 8 3 0% 0% 14,9% 23,0% 67,5% 17,6% 10,8% 4,1% Cán bộ quản lý 0 04 07 35 17 8 10 0 0% 5,4% 9,4% 47,3% 48,6% 22,9% 28,5% 0%
(Nguồn : Phòng Tổ chức - Hành chính, Trường CĐ Y tế Ninh Bình)
Bảng số liệu số lượng giảng viên ở trình độ đại học còn cao chiếm 70,3%, trình độ tiến sỹ (BSCKII) còn thấp chỉ chiếm 5,4%. Thiếu đội ngũ giảng viên đặc biệt là thiếu giảng viên chuyên trách giảng dạy ở ngành mũi nhọn và ngành đào tạo truyền thống của trường. Các bộ môn thuộc lĩnh vực đào tạo chính của trường như bộ môn Điều dưỡng, Dược – Y học cổ truyền, số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ (BSCKI) ít, chủ yếu là trình độ đại học, vẫn chưa có giảng viên là Tiến sĩ (BSCKII). Kết quả khảo sát cũng cho thấy rằng tỷ lệ số giảng viên có trình độ thâm niên dưới 10 năm còn cao chiếm 85,1% do mới vào nghề nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế.Đó là điều khó khăn nhất trong công tác chỉ đạo và điều hành thực hiện kế hoạch đào tạo cho tất cả các cơ sở giáo dục – đào tạo nói chung và của đối với trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh quyết liệt cả về chất lượng và số lượng giảng viên giữa trường Cao đẳng, đại học trong Tỉnh Ninh Bình. (Hiện nay toàn tỉnh có 01 trường Đại học, 03 trường Cao đẳng, 02 trường trung cấp nghề)
Nhận thức rõ tầm quan trọng về trình độ của đội ngũ cán bộ giảng viên và giáo viên, trường đã cử các giảng viên đi học nâng cao trình độ (16 GV đang theo học các lớp Cao học khác nhau) và tham gia các lớp bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là tranh thủ
sự cống hiến của các giảng viên cao tuổi, những người có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy lý thuyết cũng như trong thực hành trước khi các giảng viên đó về nghỉ hưu. Trường phấn đấu trong thời gian tới để nâng cấp thành trường đại học.
Đến năm 2015, Nhà trường tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu là duy trì tốc độ phát triển quy mô đào tạo, trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Hoàn thiện đào tạo theo học chế tín chỉ tất cả các bậc học, các chương trình đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, căn bản theo hướng hiện đại, tiếp cận dần với trình độ đại học, và đào tạo đại học. Nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học có kiến thức ngành và chuyên ngành vững, có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, đạt chuẩn đầu ra đã công bố theo từng cấp đào tạo, có tư duy sáng tạo đáp ứng với thị trường lao động; có khả năng học liên thông lên các bậc học cao hơn, đẩy mạnh đổi mới nội dung phương pháp dạy học. Huy động mọi nguồn lực thực hiện dự án xây dựng Trường tại cơ sở mới, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng; chuẩn bị những điều kiện tiền đề cần thiết để nâng cấp trường lên đại học.
Chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình vừa chỉ ra định hướng chung, vừa vạch rõ những mục tiêu, giải pháp cụ thể của từng lĩnh vực cụ thể, đòi hỏi mọi cá nhân và đơn vị trong trường cùng nhau nỗ lực thực hiện tốt những mục tiêu này.
2.2. Thực trạng đánh giá giảng viên của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Ytế Ninh Bình tế Ninh Bình
Để công tác đánh giá giảng viên được khách quan và thực sự mang lại hiệu quả, được các giảng viên coi như là một nhiệm vụ thường nhật khi chúng ta lấy được thông tin từ đồng nghiệp của giảng viên. Giảng viên cũng chỉ
nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ khi bên cạnh họ có những người bạn, những người thầy sẵn sàng chia sẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Trong thực tại chung của các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình cũng chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá giảng viên chuẩn, do đó việc đánh giá giảng viên chưa thực sự đạt yêu cầu, chưa bao quát hết các nhiệm vụ, chức năng của giảng