8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Tiêu chuẩn và các tiêu chí đánh giá GV
Theo từ điển của Hoàng Phê, tiêu chí là “tính chất, dấu hiệu làm căn cứ đánh giá”[19; Tr 956]. Hệ thống tiêu chí đánh giá là chỉ tập hợp của nội dung đánh giá cụ thể của yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và số lượng hoạt động theo
chức năng nhiệm vụ của người GV. Nó chủ yếu là căn cứ vào tập hợp nội dung giá trị cần xem xét: mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp để đạt được chuẩn đối với hoạt động của người GV.
Tiêu chí chính là nguyên tố trong tập hợp tiêu chuẩn đánh giá. Nó có cả tính định lượng và định tính. Điều này cần xem xét tình huống cụ thể của đối tượng đánh giá mà xác định. Một tiêu chí có thể phản ánh đòi hỏi chất lượng hoặc số lượng ở một phương diện của đối tượng đánh giá. Muốn phản ánh toàn diện mọi yêu cầu về số lượng chất lượng của đối tượng đánh giá cần phải xây dựng nhiều tiêu chí hay còn gọi là bộ tiêu chí hoặc hệ thống tiêu chí. Bằng quan điểm phân tích hệ thống, hệ thống tiêu chí có 3 đặc điểm của hệ thống thông thường là: Tính đa nguyên; Tính tương quan; Tính chỉnh thể. Sự hòa hợp của tính tương quan và tính đa nguyên của các tiêu chí sẽ nảy sinh tính chỉnh thể. Tính chỉnh thể này khiến cho hệ thống tiêu chí mang tính khoa học, có thể vận hành, toàn diện và trọng điểm nổi bật phản ánh đòi hỏi chất lượng hoặc số lượng của đối tượng đánh giá.
Theo kinh nghiệm của các trường đại học trên thế giới, kết quả đánh giá GV về giảng dạy và NCKH thường được đánh giá với trọng số cao hơn so với hoạt động phục vụ xã hội. Việc truyền đạt kiến thức không thể tách rời nhiệm vụ NCKH. Muốn giảng dạy tốt cần phải kết hợp với NCKH, do đó để đánh giá đầy đủ năng lực của GV cần có tiêu chí đánh giá bao quát toàn bộ những yêu cầu về hoạt động giảng dạy của mỗi GV.
Tiêu chí về năng lực giảng dạy, bao gồm các nội dung:
+ Thành tích trong giảng dạy: Tham gia viết sách, xây dựng bài giảng qua băng Video, đĩa CD, luôn có sáng kiến đổi mới trong giảng dạy, thể hiện trong việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá mới phù hợp. Tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tham gia tích cực vào các chương trình bồi dưỡng
chuyên môn, tham gia giảng dạy hệ sau đại học, hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên cao học, nghiên cứu sinh.
+ Hiệu quả trong giảng dạy: Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ của SV cho mỗi môn học. Cung cấp cho SV những kiến thức mới, tạo điều kiện, giúp SV phát triển tính sáng tạo, tự tìm tòi nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Đối với tiêu chí về NCKH, gồm các nội dung sau:
+ Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn, vào giảng dạy (những nội dung nghiên cứu được áp dụng như là những ý tưởng mới, hoặc là những sáng kiến quan trọng trong công việc.
+ Hướng dẫn bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ, làm chủ các đề tài nghiên cứu khoa học.
Đối với tiêu chí tham gia đóng góp vì sự phát triển của nhà trường và cộng đồng bao gồm các nội dung sau:
+ Tham gia vào các hoạt động của các tổ chức chính quyền, đoàn thể ở các cấp khác nhau trong nhà trường và ở ngoài xã hội.
+ Tham gia đóng góp các chương trình giáo dục đặc biệt cho cộng đồng như một nhà tư vấn, cố vấn.