8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Giảng viên và vai trò của giảng viên CĐ, ĐH
Theo một định nghĩa trong đạo luật về Giáo dục năm 1989 của New Zealand nêu rằng: “văn bằng đại học là cái được cấp để công nhận việc hoàn thành một chương trình học với trình độ cao mà:
a) được giảng dạy chủ yếu bởi những người gắn bó với nghiên cứu khoa học; và
b) nhấn mạnh những nguyên lí chung và kiến thức cơ bản xem như là cơ sở để làm việc và học hành một cách chủ động”
Điểm a) của định nghĩa trên đây có thể hiểu GV là người có khả năng nghiên cứu khoa học hay nói rõ hơn “GV là nhà khoa học có kỹ năng sư phạm có thể giảng dạy ở bậc CĐ, ĐH”, điều này cho thấy GV muốn giảng dạy tốt phải biết nghiên cứu khoa học. Chính nghiên cứu khoa học tạo nên kỹ năng và thói quen tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin, đây là các kỹ năng quan trọng hàng đầu của GV trong thời đại hiện nay.
Luật sửa đổi bổ sung Luật giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2009, định nghĩa “nhà giáo” như sau:
- Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác.
- Nhà giáo phải có các tiêu chuẩn sau: phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; có đủ sức khỏe theo yêu cầu của nghề nghiệp; lý lịch bản thân rõ ràng;
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp nghề chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.
Vậy GV là những nhà giáo giảng dạy ở các trường ĐH, Cao đẳng, có tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của nhà nước và những quy định cụ thể của từng trường. GV vừa có nhiệm vụ của người viên chức nhà nước vừa có chức trách nhà giáo, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội. Tại điều 27 của Điều lệ trường CĐ,[7] quy định nhiệm vụ của GV, ngoài nhiệm vụ được quy định tại điều 63, 64 của Luật Giáo dục[30], cụ thể:
- Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và NCKH được quy định theo giờ chuẩn do Bộ GD & ĐT ban hành đối với các chức danh và ngạch tương ứng; - Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.
- Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo;
- Tham gia và chủ trì các đề tài NCKH, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ và các hoạt động khoa học công nghệ khác;
- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH;
- Hướng dẫn, giúp đỡ người học trong học tập, NCKH, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống.[7]