Các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giảng viên

Những phẩm chất nghề nghiệp của người GV CĐ, ĐH là thực hiện hai chức năng chủ yếu: giảng dạy và NCKH. Do đó, ngoài những phẩm chất và

năng lực chung cho các chuyên gia, họ phải có hai phẩm chất năng lực có ý nghĩa nhất đối với hoạt động giáo dục ở CĐ, ĐH là xu hướng nghề nghiệp sư phạm và năng lực sư phạm; xu hướng nghề nghiệp và năng lực NCKH.

Vai trò của người giảng viên CĐ, ĐH rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo những SV tốt nghiệp có đủ tiêu chuẩn về năng lực, trình độ và những người công dân có ích phục vụ cho xã hội trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, người GV luôn luôn phải tăng hiểu biết của mình. Muốn hiểu người, dạy người trước hết phải hiểu mình. Khi người GV tự đánh giá được mình điểm mạnh, điểm yếu, thì họ sẽ trở thành vị trí tốt để đánh giá SV và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy có ý nghĩa hơn. Thể hiện những đặc điểm này, mỗi giảng viên cần phải thực hiện những công việc như sau:

- Sử dụng phương pháp dạy học có kết quả và hiệu quả để có thể áp dụng đối với lớp đông, lớp ít người và lớp chỉ có một thầy một trò; hỗ trợ SV theo phương pháp phù hợp để có thể mở rộng trình độ của SV;

- Sử dụng công cụ thích hợp trong việc đánh giá phương pháp để trang bị cho SV học và khắc sâu;

- Đánh giá công việc của chính bản thân và đồng nghiệp qua trình độ của chính họ cũng như các phương thức kiểm tra sinh viên và đánh giá phương tiện kĩ thuật;

- Phát triển cá nhân và chiến lược NCKH thích hợp để đề ra các phương pháp thúc đẩy cho việc phát triển của SV.

Như vậy, để giảng dạy tốt ở CĐ, ĐH người GV phải thỏa mãn đồng thời 2 năng lực: Năng lực NCKH và năng lực sư phạm. Nếu người dạy không có khả năng tìm kiếm, lựa chọn thông tin; không có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thì khó mà dẫn dắt người học theo mục tiêu đã nêu ra ở trên, khó có thể dạy “cách học” cho SV được.

- Thực hiện đề tài nghiên cứu các cấp (chủ trì, tham gia…), viết giáo trình, đề cương môn học (chủ biên, tham gia), viết các bài báo trong các tạp chí khoa học, viết báo cáo khoa học.

- GV phải biết mục tiêu, tính chất, đặc điểm của ngành học, trường học mà mình đang giảng dạy; phải nắm vững mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học.

- Hiểu biết và có thể giải quyết những vấn đề có liên quan đến môn học, hiểu biết và có kiến thức thực tế về lĩnh vực giảng dạy, thường xuyên cập nhật kiến thức môn học bằng các hình thức khác nhau.

- Có hiểu biết và lựa chọn những phương pháp, chiến lược phù hợp để cung cấp cho SV kiến thức mới, cập nhật. GV phải hiểu rõ người học, biết khai thác động lực và tiềm năng của người học và hạn chế nhiễu; biết hướng dẫn HS - SV tự học, tự nghiên cứu;

Trong nhà trường CĐ, ĐH, sự sáng tạo sư phạm luôn đi liền với sự sáng tạo khoa học. Người GV bộ môn khoa học đồng thời phải là người nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới trong đó, đồng thời phải mở rộng và làm phong phú sâu sắc hơn những tri thức khoa học của môn học mình đang giảng dạy. Từ những tiêu chí trên, người ta phân biệt một cách tương đối GV CĐ, ĐH thành bốn mức độ sau:

- Mức độ thứ nhất: Là những GV có khả năng kết hợp tốt các hoạt động của nhà khoa học với hoạt động nhà sư phạm. Đây là người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao.

- Mức độ thứ hai: Là người làm tốt công việc của nhà khoa học nhưng giảng dạy còn yếu, không hấp dẫn SV trên giảng đường. Những GV này phù hợp với công tác hướng dẫn và NCKH.

- Mức độ thứ ba: Những GV chỉ thực hiện các hoạt động sư phạm mà không thực hiện tốt các hoạt động NCKH. Phần đông GV thuộc loại này.

- Mức độ thứ tư: Những GV yếu cả về hoạt động sư phạm lẫn hoạt động NCKH.

Xuất phát từ việc phân loại trên, trong quá trình đánh giá GV cần lưu ý xây dựng quy trình và tiêu chí để có thể phát huy và phân loại được.

Cấu trúc tâm lí của hoạt động sư phạm thay đổi theo trình độ tay nghề của GV. Tay nghề sư phạm được biểu hiện ở bên ngoài và trong nhân cách.

Những biểu hiện bên ngoài của tay nghề sư phạm là: Trình độ thực hiện hoạt động sư phạm; chất lượng hoạt động sư phạm; Ứng xử phù hợp trong tình huống sư phạm; mức độ đạt được kết quả của sinh viên.

Những biểu hiện bên trong của tay nghề sư phạm là: Các phẩm chất nghề nghiệp (xu hướng và năng lực nghề nghiệp, thái độ tích cực đối với lao động sư phạm, hứng thú và lòng yêu nghề sư phạm, năng lực sư phạm), có 5 mức độ tay nghề hay trình độ hoạt động nghiệp vụ sư phạm của GV:

- Mức độ tối thiểu (trình độ tái hiện sách, giáo trình): Truyền đạt tri thức đã biết. (đúng như sách)

- Mức độ thấp (trình độ thích ứng): Truyền đạt và cải biến thông tin phù hợp với đối tượng.

- Mức độ trung bình (trình độ mô hình hóa cục bộ): GV có khả năng hình thành ở SV những tri thức- kĩ năng - kĩ xảo vững chắc theo từng phần của giáo trình hay chuyên đề.

- Mức độ cao (trình độ mô hình hóa hệ thống tri thức): Ở mức độ này giảng viên có khả năng hình thành ở sinh viên những tri thức - kĩ năng - kĩ xảo vững chắc theo toàn bộ giáo trình và chương trình cơ bản thuộc bộ môn mình giảng dạy.

- Mức độ cao nhất (trình độ mô hình hóa hệ thống hoạt động nhận thức): Ở mức độ này giảng viên không chỉ nắm chắc lôgic vận động của nội dung dạy học, phương pháp dạy học mà còn hiểu rất tốt cấu trúc nhận thức và

khả năng sáng tạo của SV từ đó làm cho lôgic vận động của nội dung khớp với lôgic nhận thức của người học, tạo điều kiện cho họ tích cực, tự lực, sáng tạo, tự chiếm lĩnh nội dung dạy học.

Ngoài ra đối với giảng viên cao đẳng, đại học cần phải thỏa mãn yêu cầu của lý luận dạy học hiệu quả là:

- Dạy học phải giúp cho người học nhận thức và cụ thể hóa nhiệm vụ học tập đặt ra là để thực hiện mục tiêu và có giá trị của nó.

- GV có khả năng làm chủ được phương pháp dạy học tương tác và sử dụng thành thạo công nghệ dạy học.

Trong bối cảnh hiện nay, để khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy và học ở CĐ, ĐH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của SV và sử dụng các phương tiện và công nghệ mới hỗ trợ mà chúng ta mong muốn, thì trong đánh giá GV cần đưa những nội dung, phương pháp đánh giá phù hợp để có thể đánh giá đầy đủ được.

Một phần của tài liệu Đánh giá giảng viên của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình tỉnh Ninh Bình (Trang 27 - 31)