MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ
3.2.1 Chú trọng công tác bồi dƣỡng cán bộ quản lý, điều hành hợp tác xã
tác giữa các HTX; (7) Quan tâm đến cộng đồng [25, tr.24-25].
Xuất phát từ quyền con ngƣời, quyền tự do kinh doanh, đó là mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đều có quyền mƣu cầu lợi ích riêng một cách chính đáng cho mình, vì vậy mỗi chủ thể đều có quyền tự nguyện lựa chọn có tham gia vào hợp tác xã hay không. Vì vậy, nguyên tắc tự nguyện luôn phải đƣợc tôn trọng.
Nguyên tắc bình đẳng là tôn chỉ hoạt động của thành phần kinh tế tập thể, đó là nơi mà mọi ngƣời không phân biệt giàu nghèo, đóng góp nhiều vốn hay ít vốn đều có tiếng nói nhƣ nhau. Trên cơ sở quản lý một cách dân chủ và quan tâm giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau giữa các xã viên thông qua hợp tác xã nhằm hƣớng tới mục tiêu mọi xã viên đều có lợi.
Việc đảm bảo tính tự chủ của hợp tác xã, kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế với tính chất xã hội trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời quán triệt những nguyên tắc chung của hợp tác xã theo Luật định là những định hƣớng cơ bản trong quá trình đổi mới quản lý và điều hành hợp tác xã. Bên cạnh đó, yếu tố then chốt là đổi mới con ngƣời thực hiện công tác quản lý, điều hành. Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, điều hành trong các giai đoạn tiếp theo phải quan tâm và bám sát vào các định hƣớng này để “Tạo chuyển biến căn bản về chất trong phát triển kinh tế tập thể; phát triển HTX cả về quy mô, số lượng theo đúng giá trị và nguyên tắc HTX” [11, tr.8], tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
3.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ
3.2.1 Chú trọng công tác bồi dƣỡng cán bộ quản lý, điều hành hợp tác xã tác xã
Ngay từ khi ra đời thành phần kinh tế tập thể ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành, tuy nhiên công tác này chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục và chƣa đạt đƣợc những hiệu quả mong muốn, do vậy trong cơ chế quan liêu bao cấp công tác tổ chức, quản lý, điều hành không hiệu quả.
Sau khi Luật Hợp tác xã 1996 đƣợc ban hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/CP ngày 21/2/1997 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, trong đó có nội dung khuyến khích công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ. Mặc dầu vậy, công tác này mới chỉ đạt đƣợc những kết quả nhất định.
Luật Hợp tác xã năm 2003 ra đời và đã đi vào cuộc sống đƣợc gần hai năm, đă đặt ra những yêu cầu hết sức cấp thiết về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nhằm phù hợp với các mô hình quản lý, điều hành mới trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cho tới nay công tác này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, đời sống của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành hợp tác xã còn có nhiều khó khăn, chƣa có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ, ƣu đãi.
Qua điều tra, nghiên cứu phong trào hợp tác xã ở Việt Nam từ sau khoán 10 (năm 1988) đến nay, một nhân tố có tính chất quyết định đến sự thành bại của hợp tác xã là cán bộ quản lý, điều hành hợp tác xã. Những hợp tác xã điển hình, quản lý tốt đều là những hợp tác xã có Chủ nhiệm giỏi, đội ngũ cán bộ khá. Nhật Bản là nƣớc có phong trào hợp tác xã lâu đời và công tác quản lý, điều hành các hợp tác xã ở đây rất có hiệu quả. Ở đó có các trƣờng đại học riêng, chuyên đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, điều hành hợp tác xã. Các nƣớc Đông Nam Á nhƣ Philippin, Thái Lan tuy không có trƣờng Đại học riêng về hợp tác xã nhƣng nhiều trƣờng có khoa về hợp tác xã.
Ở Việt Nam, tham gia vào việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ xã viên hợp tác xã nông nghiệp ở Trung ƣơng gồm có các trƣờng đại học, cao đẳng nông, lâm
nghiệp, các trƣờng dạy nghề của các Bộ và Hiệp hội, đoàn thể khác nhƣ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.... Về đào tạo bồi dƣỡng kỹ thuật nông, lâm nghiệp thì các tổ chức tham gia đào tạo không có gì thay đổi, nhƣng về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã có sự thay đổi rất nhiều: từ năm 1959 khi Việt Nam mới có phong trào hợp tác hoá đã hình thành hệ thống trƣờng đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Sau Nghị quyết 10 các hợp tác xã cũ hoạt động kém hiệu quả, các trƣờng đào tạo bồi dƣỡng các lĩnh vực khác hoặc giải tán. Từ sau khi có Luật HTX năm 1996 và các Điều lệ mẫu đƣợc ban hành, cùng với sự chuyển đổi và xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới thì nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng về hợp tác xã cho mọi đối tƣợng, trƣớc hết là cho cán bộ quản lý hợp tác xã ngày càng lớn. Các bộ, các trƣờng và các tổ chức nêu trên đã khôi phục lại hoạt động. Mặc dù đã có hệ thống đào tạo bồi dƣỡng cán bộ thƣờng xuyên và chuyên môn hoá và mỗi năm hệ thống này đào tạo ra rất nhiều cán bộ nhƣng chất lƣợng đào tạo bồi dƣỡng vẫn chƣa cao. Có tình trạng nhƣ vậy là do một số nguyên nhân cơ bản nhƣ: chất lƣợng dạy và học chƣa tốt, vẫn còn tồn tại cách học chạy theo hình thức, đào tạo thiên về số lƣợng chƣa đi sâu vào chất lƣợng, cán bộ hợp tác xã khi đi học không đƣợc quan tâm đầy đủ về mặt đời sống vật chất và tinh thần, việc sử dụng cán bộ sau khi đào tạo chƣa hiệu quả, chƣa đúng ngƣời đúng việc cũng không khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ.
Để nâng cao chất lƣợng đào tạo, Nhà nƣớc cần tiến hành quy hoạch lại hệ thống giáo dục, đào tạo cán bộ HTX, tổ chức, rà soát lại chƣơng trình dạy và học sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tiến hành chuẩn hóa kiến thức cơ bản, mạnh dạn xoá bỏ những trung tâm không đủ điều kiện và tiêu chuẩn, có thể tiến hành thành lập thêm các trƣờng, các trung tâm đào tạo chuyên môn cho cán bộ HTX trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.
Cần có chính sách khuyến khích, động viên công tác học tập của đội ngũ cán bộ HTX . Nhà nƣớc cần có những chính ƣu đãi hơn nữa nhƣ: miễn học phí cho các cán bộ HTX đi học trong các trƣờng của Nhà nƣớc ; tạo điều kiện nơi ăn trốn ở cho ngƣời đi học trong thời gian học tập ; hỗ trợ chi phí sách vở, chi phí đi lại ; trợ giá đối với những khu vực đắt đỏ...