Tình hình chuyển đổi phƣơng thức quản lý, điều hành hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mớ

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 49 - 52)

b, Những điểm mới về công tác quản lý, điều hành theo Luật Hợp tác xã năm

2.2.1 Tình hình chuyển đổi phƣơng thức quản lý, điều hành hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mớ

cũ sang kiểu mới

Luật HTX năm 2003 đƣợc quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ hợp thứ 4 ngày 26 tháng 11 năm 2003. Đây là kết quả của việc đánh giá lại thực tiễn áp dụng Luật hợp tác xã 1996, rút ra các bài học, sửa đổi bổ sung những hạn chế thiếu sót.

Sau gần 2 năm đi vào cuộc sống, Luật HTX năm 2003 đã thể hiện đƣợc những tác dụng nhất định đối với việc định ra khung pháp lý cho loại hình kinh tế tập thể, góp phần khuyến khích phát triển và tạo đà cho kinh tế hợp tác xã bình đẳng cùng các thành phần kinh tế khác.

Luật HTX năm 2003 đã có những điểm tích cực hơn rất nhiều so với Luật HTX 1996, đó là đơn giản hóa đến mức tối đa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, mở rộng thành phần chủ thể có quyền tham gia hợp tác xã, phân định rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành của các bộ phận cấu thành bộ máy hợp tác xã, áp dụng rộng rãi cơ chế thuê ngƣời điều hành hợp tác xã.

Tại Chƣơng IV của Luật HTX năm 2003, bộ máy quản lý, điều hành hợp tác xã đƣợc thiết kế theo hai mô hình là: Hợp tác xã chỉ có một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành và hợp tác xã thành lập riêng bộ máy và bộ máy điều hành.

Theo điều tra của Liên minh hợp tác xã Việt Nam thì sau khi Luật HTX năm 2003 có hiệu lực, các hợp tác xã nƣớc ta hầu hết chuyển đổi sang mô hình thứ nhất là hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành. Còn đối với mô hình thứ hai là hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì chỉ có vài hợp tác xã trên cả nƣớc chuyển đổi sang mà thôi. Mô hình thứ nhất thì vấn đề quản lý, điều hành hợp tác xã, về cơ bản, khá giống nhƣ quy định tại các điều 32 và 33 của Luật HTX năm 1996. Tuy nhiên, trách nhiệm, thẩm quyền của Đại hội xã viên, Ban quản trị và Chủ nhiệm hợp tác xã đã đƣợc sửa đổi, bổ sung và làm rõ hơn.

Mô hình thứ hai là hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành. Đây là mô hình hoàn toàn mới so với Luật HTX năm 1996. Việc thiết kế mô hình này xuất phát từ các đặc điểm kinh tế và pháp lý của hợp tác xã. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, tài sản của nó đƣợc hình thành trên cơ sở vốn góp của các xã viên khi gia nhập. Khối tài sản đó cần đƣợc quản lý bởi một cơ quan đại diện chủ sở hữu tài sản của hợp tác xã, nhân danh hợp tác xã quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã. Bên cạnh đó, cũng rất cần có một cơ quan điều hành hoạt động hàng ngày của hợp tác xã và chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan quản lý hợp tác xã. Nhƣ vậy, phải có sự tách bạch rõ ràng chức năng quản lý và chức năng điều hành hợp tác xã, đây là cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm:

- Tạo ra cơ chế để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý dân chủ trong hợp tác xã;

- Đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành đối với những hợp tác xã đã phát triển, có quy mô lớn, cơ cấu sản xuất kinh doanh phức tạp;

- Tạo điều kiện cho hợp tác xã tìm đƣợc ngƣời quản lý giỏi từ bên ngoài, nâng cao trình độ quản lý, điều hành;

- Tạo điều kiện cho ngƣời điều hành hợp tác xã có thể ra quyết định linh hoạt, bảo đảm hoạt động của hợp tác xã có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trƣờng. [8, tr.7]

Thực tiễn cho thấy, quá trình chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 1996 sang hoạt động theo các mô hình HTX theo Luật HTX năm 2003 thì chủ yếu là quản lý, điều hành theo mô hình HTX thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành, chỉ có rất ít HTX tổ chức quản lý, điều hành theo mô hình thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành. Nguyên nhân của việc chuyển đổi công tác quản lý, điều hành theo Luật HTX năm 2003 chủ yếu là theo mô hình thứ nhất mà không theo mô hình thứ hai thì có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Quản lý, điều hành HTX theo mô hình 1 của Luật HTX năm 2003 rất giống với quản lý, điều hành hợp tác xã theo Luật HTX năm 1996. Sau một khoảng thời gian ngắn khi Luật HTX năm 2003 có hiệu lực và bắt buộc thi hành thì hầu hết các hợp tác xã thực hiện chuyển đổi theo phƣơng thức gần giống với phƣơng thức cũ cho nhanh chóng, thuận tiện, đơn giản. Hơn nữa, nguyên nhân chuyển đổi các HTX theo mô hình 1 vì các HTX đƣợc chuyển đổi không muốn có những xáo trộn trong tổ chức, hoạt động của hợp tác xã.

- Nguyên nhân tiếp theo đó là “độ mở của Luật”. Luật HTX năm 2003 quy định một cách rất mở đối với việc lựa chọn phƣơng thức quản lý, điều hành hợp tác xã. Nhà nƣớc chỉ định ra một khung pháp lý nhất định để các HTX có thể dựa vào đó tìm ra điểm phù hợp cho mình. Tại khoản 8 Điều 22 quy định “Đại hội xã viên thảo luận và quyết định vấn đề thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành hợp tác xã.”. Nhƣ vậy, đây là cơ sở pháp lý để mỗi HTX lựa chọn phƣơng thức quản lý, điều hành cho riêng mình.

- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các hợp tác xã trong quá trình quản lý, điều hành. Hầu hết các hợp tác xã ở nƣớc ta là hợp tác xã vừa và nhỏ, do vậy yêu cầu về quản lý, điều hành là khá đơn giản so với các loại hình kinh tế khác

thƣờng có quy mô lớn hơn. Khi đó các hợp tác xã sẽ lựa chọn cách thức quản lý, điều hành đơn giản, gọn nhẹ, linh động và khi đó việc chuyển đổi phƣơng thức quản lý, điều hành HTX theo mô hình 1 của Luật HTX năm 2003 là hợp lý hơn. Ngoài ra, một hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ thì khó có thể mang nổi bộ máy quản lý, điều hành cồng kềnh, điều đó sẽ khiến cho hiệu quả kinh tế thấp, hợp tác xã vận hành chậm chạp, thiếu sức cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng.

- Trình độ của đội ngũ lãnh đạo trong hợp tác xã nói chung là còn thấp. Việc tiếp cận với các kiến thức của công cuộc cải cách hành chính còn chậm, cho nên một số hợp tác xã có thể có quy mô đủ lớn để thành lập bộ máy quản lý, điều hành theo mô hình thứ hai nhƣng vẫn không chuyển đổi sang mô hình này. Vấn đề cơ bản ở đây chính là trình độ tổ chức, trình độ quản lý, điều hành kém và đi kèm với thói quan liêu, chậm tiến. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc chuyển đổi hợp tác xã theo Luật HTX năm 2003 chỉ dừng lại ở mô hình thứ nhất.

Nhƣ vậy, Nhà nƣớc ta đã trao cho hợp tác xã quyền quyết định cách thức tổ chức mô hình quản lý, điều hành hợp tác xã. Do vậy, việc chuyển đổi quản lý, điều hành theo mô hình nào là do lựa chọn của HTX, không có tính bắt buộc và vì vậy cứ mô hình nào đơn giản, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu thực tiễn là các hợp tác xã chuyển đổi theo. Vấn đề là làm thế nào để nhận thức của các HTX về các mô hình quản lý, điều hành đầy đủ, và các mô hình đó thực sự có những điểm hay, có thể làm lợi cho HTX.

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)