Vai trò của quản lý, điều hành trong nội bộ hợp tác xã

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 30)

Trong bất cứ cơ quan đơn vị nào cũng phải có bộ phận làm công tác quản lý, điều hành nhằm hƣớng toàn đơn vị tới mục tiêu đã định. HTX cũng vậy, cần phải có cơ quan quản lý, điều hành để làm các chức năng chỉ đạo, quyết định, hỗ trợ đối với toàn bộ HTX và đối với các xã viên.

Ngay từ những ngày đầu, công tác quản lý, điều hành HTX đã nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ. Bác đã nói nhiều về công tác quản lý, điều hành HTX. Ngƣời đã chỉ đạo : "Ban quản trị phải gồm những người do xã viên lựa chọn và bầu cử ra, nếu không làm tròn nhiệm vụ thì xã viên có quyền cách chức. Mọi công việc của HTX phải đem ra bàn bạc với xã viên, hỏi ý kiến xã viên. Ban quản trị phải công bằng, không thiên vị . Ban quản trị phải minh bạch, Ban quản trị phải chống tham ô, lãng phí"[2, tr.11]. Ngƣời cho rằng: “Ban quản trị tốt thì HTX mới tốt” [19, tr.334].

Trong bài nói chuyện với nông dân Thái Bình năm 1967, Bác nói: “Các HTX cần phải: Đoàn kết chặt chẽ giữ các xã viên với nhau, đoàn kết giữa Ban quản trị với xã viên. Thực hành dân chủ, nghĩa là công việc đều phải làm việc với xã viên. Cán bộ không được quan liêu, mệnh lệnh. Tài chính phải công khai, tuyết đối chống tham ô, lãng phí “"[13, tr.93]. Ngƣời còn nhấn mạnh: “muốn quản lý tốt HTX, các bộ quản trị phải thật giỏi” "[1, tr.50].

Trong cơ chế thị trƣờng, quản lý, điều hành HTX có ý nghĩa quan trọng, nó thể hiện ở chỗ:

- Thứ nhất, quản lý, điều hành HTX nhằm quản lý rủi ro. Mỗi xã viên nếu tiến hành hoạt động một cách đơn lẻ hoặc có sự kết hợp với nhau thì trong quá

trình hoạt động cũng có nhiều lúc không tránh khỏi rủi ro. Mặt khác, do vốn ít, sức mạnh kinh tế cá thể yếu nên nếu gặp phải rủi ro thì khó lòng vực dậy đƣợc. Vì vậy khi tham gia HTX, với tính chất quản lý và phân chia rủi ro, HTX sẽ làm chức năng hỗ trợ đối với những xã viên gặp phải rủi ro, tạo điều kiện cho xã viên tránh đƣợc các rủi ro này. HTX là sự kết hợp từ những cá nhân, đơn vị riêng lẻ, sau khi đƣợc tạo nên sẽ có sức mạnh lớn hơn, kinh doanh quy củ hơn, đƣợc hƣởng các chế độ nhƣ đối với một doanh nghiệp, đƣợc quản lý vận hành một cách hoàn chỉnh hơn, đồng bộ. Vì vậy, khả năng gặp rủi ro và khắc phục rủi ro là khả quan hơn. Nhà quản lý có thể tiên liệu đƣợc rủi ro và đƣa ra các biện pháp phòng tránh, xử lý. Đây là điểm khác biệt mà các cá thể kinh doanh đơn lẻ khó làm đƣợc.

- Thứ hai, quản lý, điều hành HTX nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Trong đời sống xã hội, các cá nhân, hộ gia đình nếu hoạt động riêng lẻ sẽ rất yếu ớt trƣớc sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, họ đã tập hợp lại hoạt động cùng với nhau trong HTX để trở thành lực lƣợng kinh tế có sức mạnh to lớn nhằm hoạt động có hiệu quả hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn.

Trong cơ chế thị trƣờng, sự cạnh tranh là tất yếu, vì vậy HTX muốn có khả năng cạnh tranh cao thì ngoài các yếu tố cần thiết, phải có khả năng quản lý, điều hành HTX một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với khả năng, với tình hình thực tiễn. Một bộ máy quản lý, điều hành tốt sẽ giúp cho HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả, có chỗ đứng trên thƣơng trƣờng, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các thành phần kinh tế khác.

- Thứ ba, quản lý, điều hành HTX nhằm hƣớng tới một mô hình bình đẳng. HTX đƣợc hình thành từ việc góp vốn và góp sức của xã viên, và các xã viên đƣợc chia lợi tức tƣơng ứng với số vốn góp và sự đóng góp sức lao động, tỷ lệ sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, sự bình đẳng còn thể hiện trong ý kiến tán thành hay bác bỏ một vấn đề nào đó của mỗi xã viên. Mọi cá nhân, tổ chức khi

tham gia vào HTX thì đều trở thành xã viên và có địa vị pháp lý nhƣ nhau, không phân biệt góp nhiều vốn hay ít vốn.

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 30)