KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 33 - 34)

1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Hợp tác xã hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Với đặc trƣng là một tổ chức kinh tế tập thể, trong đó có sự kết hợp giữa yếu tố kinh tế với yếu tố xã hội đã tạo nên các nguyên tắc cơ bản về tổ chức hoạt động của hợp tác xã, đó là: nguyên tắc tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng.

2. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay tồn tại nhiều mô hình tổ chức kinh doanh mà hợp tác xã chỉ là một mô hình trong số các mô hình tổ chức kinh doanh đó. Mỗi mô hình tổ chức kinh doanh đều có những đặc trƣng riêng biệt, có những lợi thế riêng để ngƣời đầu tƣ chọn lựa khi tiến hành đầu tƣ kinh doanh. Hợp tác xã khi so sánh với các mô hình tổ chức kinh doanh khác có nhiều điểm khác biệt về chế độ góp vốn, tính chất sở hữu, chế độ trách nhiệm, nguyên tắc hoạt động, quản lý điều hành.

3. Hợp tác xã hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp và vì vậy không thể thiếu vai trò của công tác quản lý, điều hành hợp tác xã. Việc thiết lập quản lý, điều hành trong hợp tác xã nhằm: quản lý rủi ro; tạo ra cơ chế tự do cạnh tranh; tạo ra một mô hình kinh tế có sự bình đẳng cao giữa các thành viên.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 33 - 34)