NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 64)

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ

3.1NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN

Trƣớc thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật cũng nhƣ đòi hỏi của giai đoạn phát triển kinh tế mới đã đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý, điều hành hợp tác xã và yêu cầu về các quy định hƣớng dẫn thi hành Luật hợp tác xã phải có tính thực thi cao hơn. Vì vậy, để đảm bảo công tác quản lý, điều hành hợp tác xã phát huy hiệu quả trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, quá trình đổi mới phải bám sát những định hƣớng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đổi mới quản lý, điều hành hợp tác xã phải đảm bảo tính chất tự chủ của hợp tác xã trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đòi hỏi trong cơ chế kinh tế mới, hợp tác xã không thể quay trở lại làm vật phụ thuộc vào cơ quan nhà nƣớc các cấp, cũng không thể sao chép công thức quản lý các loại hình doanh nghiệp khác một cách máy móc rập khuôn, phải đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của cơ chế thị trƣờng. Đồng thời, phải chống khuynh hƣớng lợi dụng đổi mới các hợp tác xã mà làm biến dạng tính chất của cơ chế quản lý, điều hành mà Đảng và Nhà nƣớc đã định hƣớng. Vấn đề mấu chốt của đổi mới quản lý, điều hành hợp tác xã là phải làm cho hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh năng động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát huy đƣợc ƣu thế của kinh tế tập thể.

Thứ hai, phát huy tính dân chủ trong quản lý, điều hành hợp tác xã. Phải đảm bảo hợp tác xã đƣợc quản lý, điều hành một cách tốt nhất thông qua các hoạt động mang tính dân chủ. Các công tác giám sát, quản lý hợp tác xã phải thể hiện đƣợc đúng định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc thông qua các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật. Tránh tình trạng dân chủ quá chớn, làm lệch lạc công tác quản lý, điều hành. Đổi mới quản lý, điều hành hợp tác xã phải quán

triệt các nguyên tắc dân chủ vì nếu không thực hiện nguyên tắc này thì không phát huy đƣợc quyền làm chủ của xã viên với hợp tác xã, do đó cũng không động viên tính tích cực của ngƣời lao động tham gia xây dựng hợp tác xã lớn mạnh và cũng không đảm bảo đƣợc nguyên tắc tự nguyện. Chỉ có bám sát các nguyên tắc này thì mới phát huy đƣợc tính ƣu việt cũng nhƣ đặc điểm riêng biệt của tổ chức kinh tế hợp tác xã so với cơ chế quản lý cổ phần, kinh tế phƣờng hội hay kinh tế tƣ nhân.

Thứ ba, đổi mới quản lý, điều hành hợp tác xã phải tuân thủ theo định hƣớng của kinh tế tập thể. Mục tiêu của kinh tế tập thể là mục tiêu kinh tế kết hợp chặt chẽ với mục tiêu xã hội, tức là có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong hợp tác xã và cùng có lợi. Vì vậy, bên cạnh yêu cầu đạt đƣợc hiệu quả kinh tế, đổi mới công tác quản lý, điều hành các hợp tác xã còn phải chú trọng phục vụ lợi ích của xã viên, tạo điều kiện giúp ngƣời lao động giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống.

Thứ tư, nội dung đổi mới quản lý, điều hành cần chú trọng và nhấn mạnh yếu tố con ngƣời, đó là chủ thể của công tác quản lý, điều hành. Con ngƣời là nhân tố sáng tạo, nhân tố thực hiện, nhận tố quyết định hiệu quả. Đổi mới nhân tố con ngƣời không có nghĩa là phải phủ định sạch trơn những con ngƣời cũ, phƣơng hƣớng, cách thức cũ, mà có sự bồi dƣỡng đào tạo những cán bộ cũ, bổ sung những con ngƣời mới. Thực tiễn cho thấy có rất nhiều cán bộ quản lý, điều hành giỏi trƣởng thành từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhiều phƣơng án, giải pháp quản lý, điều hành truyền thống vẫn rất hiệu quả trong cơ chế thị trƣờng.

Thứ năm, quá trình đổi mới quản lý, điều hành các hợp tác xã phải quán triệt những nguyên tắc chung của hợp tác xã theo luật định. Những nguyên tắc này là sự cụ thể hoá các nguyên tắc mà Liên minh hợp tác xã quốc tế đã đề ra, đó là: (1)Tự nguyện mở rộng đối với những ngƣời muốn trở thành xã viên HTX; (2) Xã viên kiểm soát một cách dân chủ; (3) Xã viên tham gia vào hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 64)