PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 34)

HỢP TÁC XÃ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1 PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ 2.1.1 Qui định về quản lý, điều hành theo Luật Hợp tác xã năm 2003 2.1.1 Qui định về quản lý, điều hành theo Luật Hợp tác xã năm 2003

Luật hợp tác xã năm 2003 ra đời thay thế Luật hợp tác xã năm 1996 với mục đích nhằm cho Luật hợp tác xã trở nên sát thực tiễn hơn, phù hợp với những điều kiện cụ thể của hợp tác xã ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mục đích hoạt động của hợp tác xã là vì sự phát triển sản xuất, kinh tế của các thành viên tham gia, không ngừng thúc đẩy năng lực hợp tác, tinh thần cộng đồng, làm chủ và tự vƣơn lên của các thành viên và bộ máy quản lý. Vừa phát triển tốt kinh tế của mình, vừa phải cùng nhau vun đắp cho sở hữu tập thể của hợp tác xã mà họ tham gia. Luật hợp tác xã năm 2003 cũng quy định rõ hơn về quan hệ nội bộ trong hợp tác xã, vừa tạo điều kiện phát huy sức mạnh của hợp tác xã vừa tạo điều kiện thu hút các thành viên tham gia hợp tác xã. Theo luật hợp tác xã năm 2003, cơ cấu tổ chức quản lý hợp tác xã bao gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị, Chủ nhiệm và Ban kiểm soát hợp tác xã.

Đại hội xã viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã. Đại hội xã viên họp thƣờng kỳ mỗi năm một lần do Ban quản trị triệu tập. Đại hội xã viên có thể là Đại hội toàn thể hay Đại hội đại biểu. Đại hội xã viên bất thƣờng do Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát triệu tập. Đại hội xã viên đƣợc tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu đƣợc triệu tập có mặt. Tại Đại hội các quyết định đƣợc biểu quyết thông qua khi có ít nhất 1/2 tổng số đại biểu có mặt tán thành. Riêng đối với việc sửa đổi Điều lệ, tổ chức lại, giải thể hợp tác xã thì cần phải có ít nhất 3/4 tổng số đại biểu có mặt tán thành. Ở đây mỗi xã viên có một lá phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp

hay chức vụ trong hợp tác xã. Quyền hạn và nghĩa vụ của Đại hội xã viên đƣợc quy định tại Điều 22 Luật hợp tác xã.

Ban quản trị là bộ máy quản lý hợp tác xã. Ban quản trị do Đại hội xã viên bầu ra với nhiệm kỳ từ 2- 5 năm, gồm Trƣởng Ban quản trị và các thành viên khác. Số lƣợng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định. Ban quản trị họp ít nhất mỗi tháng một lần do Trƣởng Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị đƣợc uỷ quyền triệu tập và chủ trì. Ban quản trị có thể họp bất thƣờng theo đề nghị của 1/3 thành viên Ban quản trị hoặc Trƣởng Ban quản trị, Trƣởng Ban kiểm soát, Chủ nhiệm hợp tác xã. Cuộc họp đƣợc coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng thành viên Ban quản trị tham dự. Tại cuộc họp các quyết định đƣợc tuân theo nguyên tắc đa số.

Chủ nhiệm hợp tác xã là ngƣời thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều hành công việc hàng ngày của hợp tác xã, tổ chức thực hiện các nghị quyết, kế hoạch của Ban quản trị hợp tác xã.

Đối với hợp tác xã tổ chức một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành. Chủ nhiệm hợp tác xã sẽ đồng thời là Trƣởng ban quản trị, do Đại hội xã viên bầu ra, đảm nhiệm vai trò là ngƣời đại diện của hợp tác xã. Đối với hợp tác xã có bộ máy quản lý, bộ máy điều hành riêng thì Chủ nhiệm hợp tác xã do Ban quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê theo đề nghị quyết của Đại hội xã viên. Khi vắng mặt, Chủ nhiệm ủy quyền cho một Phó chủ nhiệm điều hành công việc của hợp tác xã. Trƣờng hợp Chủ nhiệm hợp tác xã là xã viên hoặc thành viên Ban quản trị hợp tác xã thì ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã theo quy định của Điều này, phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của xã viên hoặc thành viên Ban quản trị hợp tác xã. Trƣờng hợp Chủ nhiệm hợp tác xã đƣợc thuê thì phải thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã quy định tại Điều này và tại hợp đồng thuê Chủ nhiệm hợp tác xã. Chủ nhiệm hợp tác xã đƣợc tham gia các cuộc họp của Ban quản trị và Đại hội xã viên nhƣng không đƣợc quyền biểu

quyết và không đƣợc hƣởng các quyền khác của xã viên, thành viên Ban quản trị hợp tác xã.

Ban kiểm soát là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của hợp tác xã theo đúng pháp luật và Điều lệ hợp tác xã. Ban kiểm soát do Đại hội xã viên trực tiếp bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban quản trị, số lƣợng thành viên do Điều lệ hợp tác xã quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 34)