Những hạn chế, bất cập của công tác quản lý, điều hành hợp tác xã theo luật mớ

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 52 - 64)

b, Những điểm mới về công tác quản lý, điều hành theo Luật Hợp tác xã năm

2.2.2 Những hạn chế, bất cập của công tác quản lý, điều hành hợp tác xã theo luật mớ

hợp tác xã theo luật mới

Tình hình thực hiện quản lý, điều hành các hợp tác xã theo luật mới

Hội nghị Ban chấp hành TW5 khoá IX đã tổng kết, đánh giá tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã và ra Nghị quyết số 13 định hƣớng sửa đổi, bổ

sung Luật hợp tác xã . Trong nghị quyết này có nguyên tắc chỉ đạo định hƣớng về công tác quản lý, điều hành hợp tác xã nhƣ sau:

Quy định, phân định rõ chức năng quản lý của Ban quản trị và chức năng điều hành của Chủ nhiệm hợp tác xã, Chủ nhiệm có thể là xã viên hoặc người ngoài hợp tác xã”.

Thực hiện chỉ đạo, định hƣớng của Nghị định 13 Ban chấp hành TW 5 khoá IX, Luật hợp tác xã 2003 đã sửa đổi, bổ sung công tác quản lý, điều hành. Điều này đƣợc thể hiện trong thực tiễn đời sống xã hội. Thực tiễn khách quan đã và đang đòi hỏi cần phải tách rõ chức năng quản lý với chức năng điều hành hợp tác xã để đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành những hợp tác xã phát triển, đạt quy mô kinh tế lớn và cơ cấu phức tạp. Đồng thời cũng là cơ sở để đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc dân chủ trong quản lý hợp tác xã và tạo điều kiện cho ngƣời điều hành có thể ra quyết định linh hoạt, đảm bảo hoạt động của hợp tác xã có hiệu quả trong cơ chế thị trƣờng.

Cùng với xu hƣớng phát triển của cơ chế thị trƣờng, xu hƣớng xã hội hoá các nghề ngày càng phát triển mạnh, trong đó có nghề điều hành.Trong các tổ chức kinh tế có sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng điều hành. Do vậy, chuyên nghiệp hoá nghề điều hành là xu hƣớng tất yếu của xã hội phát triển.

Nguyên tắc tự do, dân chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là nguyên tắc quản lý cơ bản của Nhà nƣớc ta đối với các thành phần kinh tế. Điều này áp dụng vào trong công tác quản lý, điều hành hợp tác xã đƣợc thể hiện thành sự tự chủ của hợp tác xã trong việc lựa chọn mô hình quản lý, điều hành. Luật HTX năm 2003 đã quy định đa dạng mô hình tổ chức và quản lý hợp tác xã. Đây là xu hƣớng tất yếu, phù hợp với xu hƣớng đa dạng hoá mô hình tổ chức và quản lý các bộ máy kinh tế.

Tuy nhiên, mặc dù đã có sự chỉ đạo đúng đắn của Nghị quyết 13 Ban chấp hành TW 5 khoá IX và xu hƣớng tất yếu của cơ chế thị trƣờng về sự chuyên môn hoá công tác quản lý và công tác điều hành hợp tác xã thì sau gần 2 năm thực hiện Luật HTX năm 2003, công tác quản lý và điều hành hợp tác xã vẫn không biến chuyển gì nhiều so với quản lý, điều hành theo Luật HTX năm 1996.

Theo nghiên cứu, đánh giá của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, hiện nay đa số các hợp tác xã trên toàn quốc mới chỉ quản lý điều hành theo mô hình hợp tác thành lập một bộ máy vừa quản lý và điều hành. Còn lại một số ít hợp tác xã mới thực hiện việc chuyển đổi theo mô hình hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành. Những nguyên nhân chủ yếu đã đƣợc trình bày ở phần trên, đó là do độ mở của Luật, do yêu cầu từ thực tiễn, do trình độ quản lý điều hành hợp tác xã, do sự quan liêu bảo thủ, do ngành nghề hoạt động của hợp tác xã…

Việc mới chỉ tổ chức, quản lý, điều hành hợp tác xã theo mô hình 1 đã dẫn tới kết quả hạn chế trong hoạt động của các hợp tác xã, kinh tế tập thể không phát triển đƣợc theo định hƣớng chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta. Các hợp tác xã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nguyện vọng của xã viên về việc tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi thành viên hợp tác xã, tạo ra một sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho kinh tế hộ gia đình và kinh tế xã viên, chƣa phân tách đƣợc chức năng quản lý (thuộc về những ngƣời đại diện chủ sở hữu) và chức năng điều hành (thuộc về chuyên môn và vốn là một nghề trong xã hội).

Thực tế cho thấy, các hợp tác xã quy mô nhỏ, vốn ít, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động đơn giản tổ chức quản lý, điều hành theo mô hình thứ nhất, tức là Ban quản trị vừa làm công tác quản lý, vừa làm công tác điều hành hợp tác xã và đứng đầu Ban quản trị là Chủ nhiệm hợp tác xã. Tổ chức quản lý, điều hành nhƣ vậy là phù hợp với định hƣớng, yêu cầu của Đảng và Nhà nƣớc

ta và phù hợp với xu hƣớng của cơ chế thị trƣờng. Tuy nhiên, đối với các hợp tác xã có quy mô lớn, số lƣợng xã viên nhiều, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh phức tạp thì nên tổ chức quản lý, điều hành theo mô hình thứ hai, tức là tách riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành trong hợp tác xã. Điều này là hết sức phù hợp với định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trƣờng, với nền kinh tế hàng hoá có sự phân hoá xã hội cao các ngành nghề.

Công tác quản lý, điều hành hợp tác xã theo mô hình thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành có ƣu điểm là cơ cấu bộ máy gọn nhẹ, lợi ích của ngƣời điều hành rất sát với các quyết định, tác nghiệp điều hành của ngƣời quản lý vì vậy ngƣời quản lý, điều hành sẽ rất cần thận khi ra quyết định. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhƣợc điểm. Nếu một bộ máy, một ngƣời (Chủ nhiệm hợp tác xã) vừa quản lý vừa điều hành hợp tác xã có thể dẫn tới một số tiêu cực nhƣ tham nhũng, quan liêu, công tác điều hành có thể yếu do ngƣời điều hành hợp tác xã thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế về văn hóa...

Hiện nay, đối với hợp tác xã quản lý, điều hành theo mô hình thứ nhất và làm ăn có hiệu quả, thể hiện đƣợc vai trò kinh tế tập thể đó là các hợp tác xã có quy mô vừa và nhỏ, cơ cấu bộ máy linh hoạt gọn nhẹ, hàng hoá và dịch vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng và có tính cạnh tranh cao. Còn lại rất nhiều hợp tác xã quản lý, điều hành theo mô hình thức nhất chƣa đáp ứng đƣợc vai trò xã hội, cũng nhƣ là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có thể coi là giai đoạn quá độ để các hợp tác xã định hƣớng lại ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý và sẽ khẳng định lại vị trí của kinh tế tập thể trong tƣơng lai.

Đối với các hợp tác xã quản lý, điều hành theo mô hình thứ hai thì hầu hết là các hợp tác xã hoạt động làm ăn có hiệu quả. Tuy chỉ mới có rất ít số

lƣợng các hợp tác xã tại nƣớc ta chuyển sang tổ chức quản lý và điều hành theo mô hình mới này nhƣng đã khẳng định đƣợc vị trí trong thành phần kinh tế tập thể và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế nhất định. Các xã viên tham gia hợp tác xã đều đƣợc giúp đỡ hỗ trợ về dịch vụ, về vốn và đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, xã viên có thu nhập khá hoặc đƣợc hƣởng lợi tức từ vốn góp.

Điển hình của mô hình hợp tác xã có sự tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng điều hành là hai hợp tác xã ở Vĩnh Long: Hợp tác xã chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Khang Tiến[24, tr.60] và Hợp tác xã tín dụng Thịnh Quang[24, tr.65]. Ở tỉnh Bình Phƣớc là Hợp tác xã nông nghiệp và chế biến nông phẩm Cao Lăng[24, tr.171]. Các hợp tác xã này đã tổ chức đƣợc bộ máy có sự phân công rõ ràng hai chức năng và chuyên môn hoá từng chức năng. Trong các hợp tác xã này, Ban quản trị thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu hợp tác xã, đại diện hợp tác xã trƣớc pháp luật, thực hiện công tác quản lý hợp tác xã nhƣ bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó chủ nhiệm; bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê kế toán trƣởng; quyết định cơ cấu tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của hợp tác xã; tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội xã viên; lập báo cáo về kế hoạch sản xuất, kinh doanh, huy động vốn, phân phối lãi; đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, kiểm tra đánh giá công việc của Chủ nhiệm và các Phó chủ nhiệm hợp tác xã…

Đối với công tác điều hành các hợp tác xã này, Chủ nhiệm hợp tác xã thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của hợp tác xã; tổ chức thực hiện các quyết định của Ban quản trị hợp tác xã; đề nghị với Ban quản trị về phƣơng án bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành hợp tác xã; tuyển dụng lao động theo quyền hạn của mình… Chủ nhiệm các hợp tác xã này là những ngƣời điều hành đƣợc thuê, là những

ngƣời có trình độ quản lý điều hành, có chuyên môn nghiệp vụ cao. Chức danh Chủ nhiệm hợp tác xã đƣợc xác định bởi một hợp đồng lao động mà bất kể lúc nào nếu công tác điều hành hợp tác xã không tốt hoặc có vi phạm sai sót nào thì hợp tác xã đều có thể lựa chọn ngƣời điều hành khác tốt hơn.

Những hạn chế, bất cập của công tác quản lý, điều hành HTX

Công tác quản lý, điều hành hợp tác xã theo Luật mới còn nhiều hạn chế là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân nội tại nhƣ: đội ngũ cán bộ về cơ bản vẫn ở tình trạng vừa thiếu, vừa thừa, lại hạn chế về trình độ, kinh nghiệm, kiến thức, yếu kém trong công tác tổ chức, quản lý và điều hành[22, tr.6]. Hiện chỉ có khoảng 2% số cán bộ HTX có trình độ đại học, và cũng chỉ có khoảng 2% số ngƣời đƣợc đào tạo xong về làm việc cho các HTX. Mới chỉ có khoảng 20% cán bộ chủ chốt HTX (Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, kế toán trƣởng) có trình độ từ trung cấp trở lên [23, tr.11]. Số cán bộ lãnh đạo đã qua bồi dƣỡng về quản lý kinh tế ở Hà nội chỉ có 18% và ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 21,5% [12, tr.18].

Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế nhiều cán bộ chủ chốt bị tụt hậu, nhiều cán bộ không có kiến thức và tầm nhìn thời cuộc. Hoạt động của các hợp tác xã còn tách biệt nhau, thiếu sự phối hợp, học tập trao đổi kinh nghiệm, kiến thức quản lý, điều hành.

Mặt khác, thói quan liêu, bảo thủ là căn bệnh kinh niên trong đội ngũ cán bộ hợp tác xã. Thiếu kiến thức, hạn chế tầm nhìn lại không tìm tòi, học hỏi những phƣơng pháp quản lý, điều hành mới thì nhất định sẽ không thể đƣa hợp tác xã phát triển đƣợc. Có thể nói đội ngũ cán bộ hợp tác xã chính là nòng cốt, là xƣơng sống của hợp tác xã, đội ngũ cán bộ này có tài năng, nhiệt huyết thì hợp tác xã mới vững mạnh và phát triển đƣợc.

Bên cạnh đó, chính sách của Nhà nƣớc chƣa thực sự khuyến khích đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành HTX học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Mặc dù Nhà nƣớc đã có chính sách ƣu đãi nhƣ: giảm 50% học phí đối với cán bộ hợp tác xã đi học tại các cơ sở thuộc hệ thống đào tạo của Nhà nƣớc và hệ thống thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (Điều 10 Nghị định số 15/ CP ngày 21/12/1997). Tuy nhiên, qua thực tế đào tạo cho thấy: chi phí hỗ trợ cho học phí chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ chi phí đi học của cán bộ hợp tác xã. Hơn nữa, các trƣờng đào tạo lại tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, nơi có chỉ số giá tiêu dùng cao hơn khu vực nông thôn rất nhiều, đây cũng là khó khăn không nhỏ cho công tác học tập của đội ngũ cán bộ HTX. Hiện Nhà nƣớc và Liên minh hợp tác xã chƣa có quy định hỗ trợ chi phí ăn, ở, tài liệu học tập cho cán bộ HTX đi học. Những nguyên nhân nêu trên là cản trở không nhỏ tới sự phấn đấu học tập của rất nhiều cán bộ HTX.

Hiện vẫn còn thiếu kế hoạch cụ thể về tổ chức đào tạo với bồi dƣỡng kiến thức quản lý nghiệp vụ chuyên môn thuộc các ngành, các lĩnh vực cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, chƣa đầu tƣ có chiều sâu và bề rộng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành.

Hiện nay, cán bộ hợp tác xã sau khi nghỉ việc quản lý, điều hành hoặc khi về hƣu vẫn không đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp, bảo hiểm nào. Việc sử dụng cán bộ sau đào tạo chƣa hợp lý, cán bộ hợp tác xã theo chế độ xã viên bầu, đi học về không đƣợc bầu, do đó nhiều ngƣời không muốn đi học nâng cao trình độ... Các chế độ, chính sách đối với cán bộ hợp tác xã nêu trên đã không tạo ra động lực lôi cuốn ngƣời tài giỏi vào làm việc cho các hợp tác xã. Những ngƣời có trình độ khá hơn ở nông thôn không muốn làm Chủ nhiệm hợp tác xã mà muốn làm cán bộ xã do có tiền lƣơng hàng tháng ổn định và nhiều khoản thu nhập khác, lại có lƣơng hƣu. Ở miền xuôi (nhất là ở Hà Nội) tình trạng không muốn làm Chủ nhiệm hợp tác xã càng phổ biến. Đây là một bất lợi không những với phong trào

hợp tác xã nói riêng mà cả với xã hội nói chung, bởi vì, có chính sách pháp luật tốt mà không có đƣợc cán bộ quản lý giỏi thì từng hợp tác xã không thể tự phát huy đƣợc nội lực của bản thân để tiếp cận thị trƣờng, hoà nhập cộng đồng.

Bên cạnh những nguyên nhân nội tại, còn có những nguyên nhân khách quan hạn chế công tác quản lý, điều hành hợp tác xã theo Luật mới. Đó là nhận thức về hợp tác xã trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc thống nhất. Ngay trong các ngành, các cấp một bộ phận lãnh đạo chƣa thực sự tin tƣởng vào mô hình quản lý, điều hành hợp tác xã theo Luật mới, do vậy chƣa có sự khuyến khích động viên, chƣa có chính sách hỗ trợ cần thiết cho việc chuyển đổi và quản lý điều hành theo Luật mới. Thậm chí một số bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp chƣa thực sự quan tâm, chƣa nắm vững các quy định về công tác quản lý, điều hành theo mô hình mới nên chƣa có sự chỉ đạo, lãnh đạo cụ thể sát thực với yêu cầu quản lý, điều hành hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay, vì vậy chủ yếu là các hợp tác xã phải tự xoay xở, tự vận động đổi mới phƣơng pháp quản lý, điều hành. Nếu yếu kém thì sẽ gần nhƣ giữ nguyên phƣơng pháp quản lý, điều hành theo Luật cũ.

Cho tới nay việc tổng kết và nhân rộng các điển hình, mô hình quản lý, điều hành tốt còn chậm, thậm chí Liên minh hợp tác xã Việt Nam cũng nhƣ Liên minh hợp tác xã các tỉnh trong cả nƣớc cũng chƣa có một nghiên cứu chi tiết nào, chƣa có một tổng kết, đánh giá chính xác về các mô hình, điển hình quản lý, điều hành giỏi. Các chƣơng trình dự án quốc gia và các chƣơng trình dự án quốc tế đầu tƣ, tài trợ đã không ƣu tiên vào khu vực kinh tế tập thể thì lại càng thiếu quan tâm tới công tác quản lý, điều hành hợp tác xã, mặc dù đây là khâu then chốt để kinh tế tập thể tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội.

Quá trình chuyển đổi phƣơng thức quản lý điều hành mới, chƣa chú trọng chỉ đạo chặt chẽ nội dung chuyển đổi, có nơi chuyển đổi còn mang tính

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)