KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỢP TÁC XÃ 1 Khái niệm quản lý, điều hành hợp tác xã

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 25 - 30)

1.2.1 Khái niệm quản lý, điều hành hợp tác xã

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Việc phát hiện quản lý đƣợc coi nhƣ là kết quả tất yếu của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình lao động đƣợc phối hợp lại. C. Mác đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo, điều hoà những hoạt động cá nhân... Một nhạc sỹ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [18, tr.5]. Quản lý là một hoạt động khách

quan nảy sinh khi cần nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hoá càng cao, yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên.

Quản lý ra đời cùng với sự phân công lao động xã hội. Mác viết: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào được tiến hành trên một quy mô tương đối, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung” [17, tr.373]

Về nội dung, thuật ngữ „„quản lý’’ có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý đƣợc hiểu là việc tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định [26, tr.800]. Theo cuốn Thuật ngữ pháp lý,

quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý và nhằm đạt được những mục đích đã định trước [7, tr.258]. Ngoài ra, quản lý còn được hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định

[18,tr.5].

Nhƣ vậy, quản lý có thể hiểu một cách chung nhất là việc các chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý tác động lên các đối tượng quản lý theo những nguyên tắc và cách thức nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Với cách hiểu nhƣ vậy, quản lý bao gồm các yếu tố sau :

- Chủ thể quản lý : là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là con ngƣời hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý bằng các công cụ với những phƣơng pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.

- Đối tƣợng quản lý : tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. Tuỳ theo từng loại đối tƣợng khác nhau mà ngƣời ta chia thành các dạng quản lý khác nhau.

- Khách thể quản lý chịu sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó là hành vi của con ngƣời, các quá trình xã hội.

- Mục tiêu quản lý là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm đã định do chủ thể quản lý định trƣớc. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý cũng nhƣ lựa chọn các phƣơng pháp quản lý thích hợp.

Điều hành là việc tổ chức thực hiện các yêu cầu quản lý, trong hoạt động hàng ngày của tổ chức hay đơn vị, là quá trình tác nghiệp, bố trí, thực thi các phƣơng án của chủ thể lên khách thể trong một quy trình định trƣớc.

Khái niệm quản lý, điều hành HTX đƣợc hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng, quản lý, điều hành hợp tác xã là nói đến quản lý của Nhà nƣớc đối với hợp tác xã; theo nghĩa hẹp, quản lý, điều hành HTX mang nội dung là quản lý, điều hành trong tổ chức nội bộ của HTX. Trong phạm vi luận văn này chỉ đề cập đến nghĩa hẹp, tức là quản lý, điều hành trong nội bộ HTX.

Căn cứ vào khái niệm quản lý, điều hành ở trên, có thể định nghĩa quản lý, điều hành HTX nhƣ sau :

- Quản lý trong nội bộ HTX quá trình tác động có tổ chức, có định hƣớng của Ban quản trị nhằm xây dựng phƣơng hƣớng, đƣờng lối hoạt động sản xuất, kinh doanh, là quá trình kiểm tra, giám sát công tác điều hành của HTX.

- Điều hành trong nội bộ HTX là việc chủ nhiệm HTX thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều hành các công việc hàng ngày của hợp tác xã. Việc điều hành của chủ nhiệm HTX nhằm thực hiện các quyết định của Ban quản trị HTX.

Cũng giống nhƣ bất kỳ đơn vị kinh tế nào cũng có các hoạt động quản lý, điều hành, HTX hoạt động đƣợc là nhờ có các cơ quan quản lý, điều hành. Đây là hoạt động có tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất kinh doanh của HTX, các bộ phận của guồng máy HTX có hoạt động nhịp nhàng trơn tru đƣợc hay không là phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý, điều hành HTX. Trong HTX, ngƣời quản lý "phải biết tác động bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn hồ hởi, phấn khởi, đem hết năng lực, trí tuệ của mình để sáng tạo ra lợi ích cho mình, cho Nhà nước và cho xã hội"[18, tr.7].

Công tác điều hành đƣa ra các quyết định, các phƣơng án nhằm giải quyết những vấn đề trong hoạt động thƣờng ngày của HTX, đƣa ra các quyết định về những vấn đề đột xuất cần phải xử lý phát sinh trong quá trình hoạt động của HTX.

Hoạt động quản lý trong nội bộ HTX đƣợc thực hiện bởi Ban quản trị, đây là cơ quan do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, làm việc theo nhiệm kỳ. Ban quản trị thực hiện chức năng quản lý trong nội bộ HTX dựa trên các Nghị quyết của Đại hội xã viên, cũng nhƣ các quyền hạn, nhiệm vụ đƣợc ghi nhận trong Điều lệ HTX. Đối tƣợng quản lý trong nội bộ hợp tác xã là Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm HTX, kế toán trƣởng, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ và các xã viên HTX. Các nguyên tắc quản lý dựa trên Nghị quyết của Đại hội xã viên, Điều lệ của HTX và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý nội bộ HTX.

Hoạt động điều hành trong nội bộ HTX đƣợc thực hiện bởi chủ nhiệm HTX, chủ nhiệm HTX có thể do trƣởng Ban quản trị kiêm nhiệm hoặc đƣợc bầu, hoặc thuê. Chủ nhiệm HTX tiến hành hoạt động điều hành dựa trên cơ sở các quyết định quản lý của Ban quản trị, nghị quyết của Đại hội xã viên, Điều lệ của HTX. Trong đó, quan trọng nhất là các quyết định quản lý của Ban quản trị, bởi nó quy định trực tiếp những công việc, nhiệm vụ mà hoạt động điều hành phải đạt đƣợc.

Cơ quan quản lý, điều hành HTX đƣợc lập ra một cách dân chủ: HTX là đơn vị kinh tế tự chủ do ngƣời lao động tự nguyện thành lập vì nhu cầu về lợi ích chung. Các xã viên làm chủ, có quyền lập ra các cơ quan quản lý, điều hành HTX của mình một cách công khai, dân chủ. Các cơ quan quản lý đại diện cho xã viên thực hiện những công việc theo quy định của pháp luật. Tính dân chủ trong cách thức tổ chức, thiết lập các cơ quan quản lý, điều hành HTX thể hiện ở chỗ mọi xã viên đều có quyền ứng cử, đƣợc bầu cử vào các cơ quan quản lý, điều hành HTX nếu họ có khả năng và đƣợc tín nhiệm. Mặt khác, xã viên có quyền xây dựng điều lệ, nội quy, quy chế của HTX để có thể cụ thể hoá các quyền và nghĩa vụ của các cơ quan này. Khi thực hiện những công việc nhƣ trên xã viên đều có quyền ngang nhau.

Các cơ quan quản lý, điều hành thực hiện công tác đối nội và đối ngoại của HTX, trong đó đối nội là thực hiện công tác sản xuất, kinh doanh của HTX, và đối ngoại là thay mặt cho các xã viên, đại diện cho HTX trong quan hệ làm ăn với các đối tác bên ngoài, quan hệ với các tổ chức xã hội, chính quyền đoàn thể. Mỗi cơ quan quản lý hoặc điều hành HTX có những thẩm quyền nhất định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác tạo ra một hệ thống đồng bộ, nhịp nhàng. Các cơ quan quản lý, điều hành HTX phải tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, công khai, tự chịu trách nhiệm, nguyên tắc lãnh đạo tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của mình.

Bên cạnh các cơ quan quản lý, điều hành HTX, thì vai trò của xã viên trong công tác quản lý, điều hành HTX là rất lớn. Trƣớc hết việc xây dựng (bầu ra) các cơ quan quản lý là do xã viên. Trên cơ sở nguyên tắc tự do dân chủ, xã viên đƣợc ứng cử, bầu cử vào cơ quan quản lý, điều hành HTX. Nếu có ý kiến gì, xã viên có thể đề đạt ý kiến trực tiếp tới cơ quan quản lý, điều hành HTX và có thể yêu cầu triệu tập Đại hội xã viên bất thƣờng.

Tóm lại, quản lý, điều hành không chỉ là nhiệm vụ riêng của cơ quan hay cá nhân nào, đó là nhiệm vụ mang tính thống nhất ý chí của toàn thể HTX, mọi thành viên HTX đều có thể tham gia với mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý, điều hành hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng luận văn ths kinh tế (Trang 25 - 30)