Kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 84 - 87)

Để làm rõ hơn hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC, đề tài đã tiến hành so sánh kết quả học tập lý thuyết và thực hành của sinh viên năm học 2011 – 2012.

Kết quả trình bày tại bảng 4.13, bảng 4.14, và biểu đồ 4.3, 4.4.

Bảng 4.14: Kết quả học tập của của sinh viên Nam (n1 = n2 =60) Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Độ tin cậy

X ±δ X ±δ t p

Lý thuyết 6.85 0.49 7.03 0.44 2.11 <0.05 Thực hành 7.36 0.65 7.61 0.61 2.17 <0.05

Bảng 4.15: Kết quả học tập của của sinh viên Nữ (n1 = n2 = 40) Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Độ tin cậy

X ±δ X ±δ t p

Lý thuyết 7.02 0.59 7.24 0.51 2.18 <0.05 Thực hành 6.85 0.59 7.07 0.55 2.11 <0.05

Biểu đồ 4.3: Kết quả học tập của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng

Biểu đồ 4.4: Kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng

Qua bảng 4.13, bảng 4.14 và biểu đồ 4.3, biểu đồ 4.4 cho thấy kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng; cụ thể:

- Nam sinh viên nhóm thực nghiệm điểm trung bình lý thuyết 7.03 còn nhóm đối chứng là 6.85 (độ tin cậy p <0.05); điểm trung bình thực hành nhóm thực nghiệm 7.61 và 7.36 nhóm đối chứng (độ tin cậy <0.05).

- Nữ sinh viên nhóm thực nghiệm điểm trung bình lý thuyết 7.24 còn nhóm đối chứng là 7.02 (độ tin cậy P < 0.05); điểm trung bình thực hành nhóm thực nghiệm 7.07 và 6.85 nhóm đối chứng (độ tin cậy P <0.05).

Qua nghiên cứu chương 4 cho các nhận xét sau:

Đề tài đã lựa chọn được 5 nhóm giải pháp để ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC trong trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, gồm:

1. Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao.

2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi, nhà tập luyện TDTT. 3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến thực hiện chương trình. 4. Đa dạng hóa các hình thức tập luyện, thi đấu thể thao ngoại khóa.

5. Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức, hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khóa.

- Các giải pháp phát triển môn GDTC của sinh viên, áp dụng yêu cầu kiểm tra thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể mang tính khả thi, thiết thực và hiệu quả của nó đã được thực tế kiểm chứng.

- Ý thức học tập và tự rèn luyện thân thể của sinh viên được nâng lên rõ rệt, ý thức kỷ luật, sự hứng thú và tự giác của sinh viên cũng được nâng cao.

- Phong trào hoạt động rèn luyện thân thể sinh viên được nâng lên thể hiện qua số lượng người tập, các giải thi đấu nội bộ tăng và thành tích mà các đội thể thao sinh viên đã đạt được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w