Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 27 - 29)

Là phương pháp được sử dụng trong quá trình tham khảo ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài (xác định nhu

cầu tập luyện ngoại khóa các môn thể thao, các hình thức tổ chức tập luyện ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; lựa chọn, và xây dựng các giải pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học TDTT…)

Đối tượng phỏng vấn của đề tài bao gồm:

Là 400 sinh viên (trong đó 250 nữ và 150 nam sinh viên) trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hiện đang học tập tại trường. Đối tượng này sẽ được tiến hành phỏng vấn về nhu cầu, sự ham thích và các hình thức tập luyện ngoại khóa các môn thể thao.

20 chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà sư phạm và các giáo viên đã và đang làm công tác tổ chức, quản lý, giảng dạy, huấn luyên sinh viên tại các trường Đại học và Cao đẳng…

Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này, đề tài còn lấy ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức, quản lý, đào tạo, quản lý phong trào thể dục thể thao trong các trường Đại học và Cao đẳng thông qua các hình thức trao đổi, hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia về cách thức phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC. Ý kiến của các chuyên gia sẽ có giá trị rất lớn trong việc hoàn thiện các biện pháp đã xây dựng cho phù hợp với mô hình quản lý nhà nước và mô hình đào tạo sinh viên tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đối tượng mà đề tài tiến hành tham khảo ý kiến khi sử dụng phương pháp này là các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo (Ban giám hiệu), cán bộ quản lý (thủ trưởng các đơn vị) các nhà sư phạm có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trường Đại học TDTT Bắc Ninh...

Kết quả thu được thông qua việc sử dụng phương pháp này chính là việc xây dựng được quy trình phối hợp thực hiện giữa các đơn vị có liên quan trong nhà trường một cách chặt chẽ và hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên. Kết quả của việc

sử dụng phương pháp nghiên cứu này được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 27 - 29)