giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trên cơ sở nguyên tắc và các căn cứ xây dựng, lựa chọn các giải pháp đã trình bày trên mục 4.1, đề tài đề tài đã xây dựng phiếu phỏng vấn và phỏng vấn đại trà 500 người thuộc các đối tượng: Cán bộ trong trường, giáo viên TDTT, sinh viên thông qua 12 tiêu chí ( phụ lục 3)
Cách trả lời phỏng vấn theo ba mức: Rất phù hợp 3 điểm; Phù hợp 2 điểm; không phù hợp 1 điểm. Qua đó đề tài chọn các giải pháp đạt kết quả phỏng vấn với ý kiến rất phù hợp và cần thiết đạt từ 70% trở lên.
Bảng 4.1. Kết quả phỏng vấn lần 1 lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC (n = 500) TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn Rất phù hợp (3 điểm) Phù hợp (2 điểm) Không phù hợp (1 điểm) n1 % n2 % n3 % 1
Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tác dụng của tập luyện TDTT
482 96.4 10 2 8 1.6
2 Tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị, sân bãi, nhà tập luyện TDTT 493 98.6 4 0.8 3 0.6 3 Tăng số lượng, nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên TDTT 258 51.6 137 27.4 105 21 4 Đa dạng hóa các hình thức tập
luyện, thi đấu thể thao ngoại khóa 490 98 5 1 5 1 5 Đổi mới phương pháp giảng dạy, cải
tiến thực hiện chương trình 499 99.8 1 0.2 0 0 6 Tăng cường kinh phí cho các hoạt
động thể dục thể thao 250 50 130 26 120 24 7
Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức, hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khóa
480 96 20 4 0 0
8 Giảm số lượng tuyển sinh đầu vào 1 0.2 100 20 399 79.8 9 Đổi mới phương pháp quản lý 3 0.6 300 60 197 39.4 10 Tăng số tiết học nội khóa 261 50.8 100 20 139 29.2 11 Giảm số lượng sinh viên trên lớp
trong một buổi học 4 0.8 30 6 466 93.2
12 Hai giáo viên giảng dạy mội lớp
trong một giờ học 0 0 150 30 350 70
Qua phỏng vấn lần 1 đề tài chọn được 7 nhóm giải pháp gồm:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tác dụng của tập luyện thể dục thể thao.
2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi, nhà tập luyện TDTT. 3. Tăng số lượng, nâng cao đội ngũ giáo viên thể dục thể thao.
4. Đa dạng hóa các hình thức tập luyện, thi đấu thể thao ngoại khóa. 5. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến thực hiện chương trình. 6. Đổi mới phương pháp quản lý.
7. Tăng cường kinh phí cho các hoạt động thể dục thể thao.
Sau khi chọn giả định 7 nhóm giải pháp đã được nêu trên 50% số người tham gia đánh giá là rất phù hợp, đề tài tiếp tục phỏng vấn lần hai. Lần này tập chung vào việc phỏng vấn đối với 30 cán bộ (các cán bộ quản lý khoa học, các chuyên gia, lãnh đạo nhà trường), trong đó: 5 người có trình độ Tiến sĩ (16.7%), 15 người có trình độ Thạc sĩ (50%) và 10 người trình độ Cử nhân (33.3%). Mục đích phỏng vấn lần này nhằm chọn được những giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Cách trả lời phỏng vấn theo ba mức; rất phù hợp 3 điểm; phù hợp 2 điểm; không phù hợp 1 điểm.
Qua đó đề tài sẽ chọn các giải pháp đạt kết quả phỏng vấn với ý kiến rất phù hợp và cần thiết đạt từ 70% trở lên, để ứng dụng nhằm nâng cao công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả phỏng vấn lần 2 lựa chọn các giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC (n=30)
TT Nội dung phỏng vấn
Kết quả phỏng vấn Rất phù hợp
(3 điểm) Phù hợp(2 điểm) Không phù hợp(1điểm)
n1 % n2 % n3 %
1
Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tác dụng của
tập luyện TDTT. 19 63.4 9 30.0 2 6.6
2
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi, nhà tập luyện TDTT.
20 66.7 7 23.3 3 10
3
Đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến thực hiện chương trình.
28 93.3 2 6.7 0 0
4
Đa dạng hóa các hình thức tập luyện, thi đấu thể thao ngoại khóa.
25 83.0 4 13.3 1 3.3
5
Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khóa.
26 86.7 3 10.0 1 3.3
6
Tăng số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT.
5 16.7 14 46.7 11 36.67 7
Tăng cường kinh phí chi cho các hoạt động thể dục thể thao.
6 20.0 10 33.3 14 46.7
Qua kết quả ở bảng 4.2 cho thấy có 5/7 giải pháp nhận được sự tán thành cao, trên 80% xác định là rất cần thiết và rất phù hợp. Riêng hai yếu tố tăng cường kinh phí cho các hoạt động TDTT và tăng số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên lại không được chấp nhận. Điều đó có lẽ cũng bởi xu thế cao của thời đại là cần phải tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa thể dục thể thao, đẩy mạnh nữa việc phát triển kinh tế thể thao lên một bước mới chứ thể thao không thể chờ kinh phí từ cấp trên mà bản thân nó phải vận động, vân động
tích cực để phần nào tạo ra kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí này có thể từ việc bán các thương hiệu thể thao (biểu tượng, lô gô của Liên đoàn, Hiệp hội, thương hiệu vận động viên…) từ vận động tài trợ của các nhà hảo tâm, của những người yêu thích thể thao…
Còn với giáo viên, số lượng giáo viên được hạn chế theo quy định, việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là yêu cầu bắt buộc, là nhiệm vụ thường xuyên, đương nhiên phải thực hiện.
Như vậy đề tài đã chọn ra 5 giải pháp có điểm đạt trên 80% ở mức rất phù hợp và cần thiết ( Bảng 4.2).
Sau khi thu được kết quả phỏng vấn như trên, đề tài đã báo cáo xin phép Lãnh đạo nhà trường và các phòng chức năng, để tổ chức Hội thảo về các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên. Thành phần Hội thảo bao gồm: Lãnh đạo trường, trưởng các Phòng, Khoa, Ban, Bộ môn, Bí thư thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Công đoàn trường. Hội nghị đã thảo luận và đưa ra các kết luận sau:
Thứ nhất: Thống nhất với nội dung, các giải pháp của đề tài đề xuất và
cần tổ chức triển khai áp dụng để thực nghiệm.
1. Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tác dụng của việc tập luyện TDTT.
2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi, nhà tập luyện TDTT. 3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến thực hiện chương trình. 4. Đa dạng hóa các hình thức tập luyện, thi đấu thể thao ngoại khóa.
5. Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức, hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khóa.
Thứ hai: Tiến hành phân cấp và tổ chức thực hiện các giải pháp:
Nhóm 1: Bao gồm các giải pháp mang tính lâu dài do Ban giám hiệu và các phòng chức năng thực tiếp chỉ đạo điều hành, như giải pháp 2.
Nhóm 2: Bao gồm các giải pháp trước mắt phân cho các đơn vị điều hành như các giải pháp 1-3-4-5.
Kết luận của hội nghị được thể hiện dưới sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 4.1. Phân cấp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC góp phần nâng tăng cường thể lực cho sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
4.3.2.Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
4.3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò vị trí và tác dụng của tập luyện TDTT
Qua kết quả phỏng vấn giáo viên TDTT cho thấy có 63.4% ý kiến cho rằng vai trò, vị trí ý nghĩa của công tác TDTT là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC và phát triển thể lực của sinh viên. Để thực hiện tốt giải pháp này cần phải tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức
Đảng ủy, Ban giám hiệu chỉ đạo chung
Nhóm giải pháp trước mắt do các đơn vị điều hành Nhóm giải pháp lâu dài
do Ban giám hiệu và các phòng chức năng
Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Khoa GDTC
của đông đảo cán bộ công nhân viên, giáo viên và đặc biệt là học sinh, sinh viên về trách nhiệm của mọi người đối với sức khỏe của bản thân và thế hệ trẻ, tác dụng của tập luyện TDTT trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, rèn luyện và hình thành những kỹ năng kỹ xảo vân động cơ bản trong cuộc sống và học tập cũng như phục vụ cho công tác sau này, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, ý chí và xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh phù hợp với tiêu chuẩn con người phát triển toàn diện.
Tổ chức thường xuyên các hoạt động TDTT sinh viên đi vào nề nếp, thành một số giải truyền thống hàng năm của nhà trường để động viên động đảo quần chúng tham gia với sự khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tăng cường các hoạt động đó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức vị trí vai trò của TDTT trong trường học.
Gắn chặt giữa việc trang bị kiến thức chuyên môn với việc giáo dục rèn luyện nhân cách, phẩm chất chính trị, quan điểm lập trường, lối sống, phong cách sư phạm mẫu mực cho sinh viên. Đồng thời phải trang bị cho họ thế giới quan Cộng sản chủ nghĩa, lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, sự hiểu biết đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước. Hiểu, nhận thức được sự cần thiết của việc rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, tạo ảnh hưởng tốt và lôi cuốn mọi người xung quanh cùng tham gia các hoạt động.
Phối hợp tốt giữa các phòng chức năng, các tổ chức Đoàn, Hội làm thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt, phương tiện thông tin như: Mạng nội bộ, loa phát thanh, tập san của trường…, quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác TDTT trong các trường học, xác định việc rèn luyện thân thể vừa là nhu cầu vừa là nhiệm vụ của mỗi người.
Tất cả các giáo viên GDTC phải có trách nhiệm thông qua bài giảng của mình, ngoài việc trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, cần giúp các em
hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của tập thể dục, từ đó hình thành thói quen rèn luyện thân thể, và tạo ảnh hưởng tốt đến cộng đồng.
Khoa GDTC phối hợp với các tổ chức Đoàn, Hội định kỳ tổ chức các cuộc tìm hiểu về TDTT, phổ biến thêm các kiến thức khoa học TDTT thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học, tham khảo sách báo của nhà trường, cập nhật các thông tin trên internet.
Dùng phương pháp nêu gương, động viên khích lệ, kịp thời khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể lớp có phong trào tập luyện TDTT tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn, Hội tổ chức.
Lồng ghép với các buổi sinh hoạt chính trị, buổi họp có các nội dung liên quan đến hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT.
4.3.2.2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi, nhà tập luyện TDTT.
Cơ sở vậy chất cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC. Bởi nếu cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu tập luyện tối thiểu của sinh viên thì việc tạo hứng thú và thu hút sinh viên tập luyện là việc rất khó khăn. Bởi vậy cần phải tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện của sinh viên.
Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, có quy hoạch xây dựng và mở rộng sân bãi cũng như trang thiết bị để đáp ứng được tốt nhất để phục vụ cho việc giảng dạy nội khóa và các hoạt động ngoại khóa, nhất là hệ thống sân bãi, trang thiết bị dụng cụ phục vụ giảng dạy các môn thể thao tự chọn của sinh viên và phát triển hoạt động phong trào TDTT quần chúng trong toàn trường.
Đề xuất với Ban lãnh đạo nhà trường tăng diện tích sân tập, tu sửa sân bãi, xây dựng nhà tập thể thao đa năng để dần đạt tới trường đại học chuẩn về TDTT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các Khoa, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, tổ chức vận động sinh viên tham gia các buổi lao động công ích, tu sửa, dọn dẹp khu vực tập luyện…
Khuyến khích các cá nhân sinh viên, các tập thể lớp mua sắm dụng cụ tập luyện cá nhân.
4.3.2.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến thực hiện chương trình
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa sinh viên để sinh viên chủ động lĩnh hội chi thức, tích cực rèn luyện đạt kỹ năng, cải tiến xây dựng lại chương trình GDTC theo hướng mềm hóa đáp ứng nguyện vọng của sinh viên đối với những môn TDTT mà họ yêu thích.
Xây dựng được chương trình môn học GDTC mềm dẻo, thuận lợi cho người học mà vẫn đảm bảo sự phát triển thể chất sinh viên, phù hợp điều kiện thực tế, gây được hứng thú cho học sinh, sinh viên. Với những phương pháp giảng dạy sinh động phát huy tốt tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo, hứng thú học tập bền vững của sinh viên.
Giao cho Khoa GDTC tổ chức biên soạn, điều chỉnh môn học thành nhiều tín chỉ khác nhau để sinh viên lựa chọn học các tín chỉ phù hợp với các em mà vẫn đảm bảo đủ số tiết học nội khóa của môn học theo quy định.
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, tích cực hóa người học. Kết hợp cả dạy kỹ thuật và dùng kiến thức khoa học để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến bài học, từ đó kích thích tính tìm tòi, sự tự nghiên cứu của sinh viên.
Sử dụng máy chiếu, xem băng đĩa kỹ thuật khó giúp người học nhanh chóng nắm bắt yếu lĩnh kỹ thuật động tác, hình thành biểu tượng vận động chuẩn, sớm hình thành kỹ năng, kỹ xảo, rút ngắn thời gian học, gây hứng thú với môn học.
Số buổi học nội khóa theo quy định năm học 2010-2011 là 30 buổi = 60 tiết học rải đều trong cả năm học theo thời khóa biểu chung của nhà trường. Khoa GDTC đã cải tiến chương trình giảng dạy dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình cải tiến này phù hợp với điều kiện thực tế của nhà
trường về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và đội ngũ giảng viên của nhà trường.
Bảng 4.3. Chương trình lựa chọn môn học GDTC đã cải tiến để giảng dạy môn học tự chọn của sinh viên
STT Nội dung gồm 16 tin chỉ Số tiết
TC1 Thể dục dụng cụ 30
TC2 Cầu lông cơ bản 30
TC3 Cầu lông nâng cao 30
TC4 Bóng chuyền cơ bản 30
TC5 Bóng chuyền nâng cao 30
TC6 Bóng đá cơ bản 30
TC7 Bóng rổ cơ bản 30
TC8 Bóng rổ nâng cao 30
TC9 Đá cầu cơ bản 30
TC10 Đá cầu nâng cao 30
TC11 Võ TaekwonDo cơ bản 30
TC12 Võ TaekwonDo nâng cao 30
TC13 Bóng bàn cơ bản 30
TC14 Bóng bàn nâng cao 30
TC15 DanceSport cơ bản 30
TC16 DanceSport nâng cao 30
Qua bảng 4.3 cho thấy: Chương trình đã cải tiến có nhiều môn thể thao hiện đại, phù hợp với sở thích của sinh viên và phù hợp với nhu cầu tập luyện của các em. Những môn thể thao này đã thu hút được đông đảo sinh viên hào