Kết quả phân loại thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứngtheo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 81 - 84)

đối chứngtheo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo

Sau thời gian thực nghiệm, đề tài tiến hành khảo sát trình độ thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng 06 test theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và đào tạo. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả khảo sát thực trạng trình độ thể lực của sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

TT Nội dung

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Nam SV (n = 60) Nữ SV (n = 40) Nam SV (n = 60) Nữ SV (n = 40)

mi % mi % mi % mi %

1 Chạy xuất phát cao 30m (s) 35 58.33 30 75.00 42 70.00 35 87.50

2 Bật xa tại chỗ ( cm) 36 60.00 29 72.50 40 66.67 32 80.00

3 Lực bóp tay thuận (KG) 43 71.67 29 72.50 48 80.00 31 77.50

4 Chạy 5’ tuỳ sức (m) 37 61.67 18 45.00 44 73.33 24 60.00

5 Dẻo gập thân (cm) 36 60.00 27 67.50 45 75.00 30 75.00

Qua bảng 4.13. cho thấy: Ở các 6 test kiểm tra, trên cả đối tượng nam và nữ, tỷ lệ sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo của nhóm thực nghiệm đều cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Cụ thể:

- Ở test Chạy xuất phát cao 30m (s), tỷ lệ sinh viên nam đạt tiểu chuẩn RLTT tăng từ 58.33% ở thời điểm trước thực nghiệm lên 70.00% sau thực nghiệm và mức tăng này ở nữ đạt từ 75.00% trước thực nghjieemj lên 87.50% sau thực nghiệm.

- Ở các test Bật xa tại chỗ (cm), Tỷ lệ sinh viên nam đạt tiêu chuẩn RLTT tăng từ 60.00% lên tới 66.67% và ở nữ tăng từ 72.50% ở thời điểm trước thực nghiệm lên 80.00% ở thời điểm sau thực nghiệm.

- Ở test Lực bóp tay thuận (KG), Tỷ lệ sinh viên nam đạt tiêu chuẩn RLTT tăng từ 71.67% lên tới 80.00% và ở nữ tăng từ 72.50% ở thời điểm trước thực nghiệm lên 77.50% ở thời điểm sau thực nghiệm. Ở test này tỷ lệ tăng ở đối tượng nam nhiều hơn nữ.

- Ở test chạy 5' tùy sức (m), Tỷ lệ sinh viên nam đạt tiêu chuẩn RLTT tăng từ 61.67% lên tới 73.33% và ở nữ tăng từ 45.00% ở thời điểm trước thực nghiệm lên 60.00% ở thời điểm sau thực nghiệm. Ở test này tỷ lệ tăng ở đối tượng nữ tăng nhiều hơn nam.

- Ở test Dẻo gập thân (cm), Tỷ lệ sinh viên nam đạt tiêu chuẩn RLTT tăng từ 60.00% lên tới 75.00% và ở nữ tăng từ 67.50% ở thời điểm trước thực nghiệm lên 75.00% ở thời điểm sau thực nghiệm. Ở test này tỷ lệ tăng ở đối tượng nam nhiều hơn nữ

- Ở test chạy con thoi 4x10m (s), Tỷ lệ sinh viên nam đạt tiêu chuẩn RLTT tăng từ 58.33% lên tới 71.67% và ở nữ tăng từ 90.00% ở thời điểm trước thực nghiệm lên 95.00% ở thời điểm sau thực nghiệm. Ở test này tỷ lệ tăng ở đối tượng nam nhiều hơn nữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w