Phương pháp quan sát sư phạm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 29 - 30)

Sử dụng phương pháp này nhằm quan sát xác định các giờ học thể dục, phong trào tập luyện và thi đấu các môn TDTT ngoài giờ học, điều tra các yếu tố về số sinh viên tập luyện TDTT trong một lớp, một khóa, về nội dung cũng như số tiết học môn thể dục trong một kỳ; Về các chỉ tiêu đánh giá, kiểm tra thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho công tác TDTT trong nhà trường trong những năm gần đây.

Đối tượng được lựa chọn quan sát sư phạm là các giáo viên (người dạy), và các sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông qua quan sát cơ bản (quan sát có chương trình, kế hoạch, có ghi chép); quan sát bên trong (quan sát trực tiếp khi người thầy tham gia giảng dạy trong giờ học thực hành giáo dục thể chất); quan sát công khai (quan sát khi người học và người dạy biết có người quan sát và nội dung quan sát). Nội dung tiến hành quan sát bao gồm:

- Tổng thời gian giờ học thực hành giáo dục thể chất.

- Quan sát quá trình vận động trong giờ học GDTC của sinh viên nhằm xác định thời gian, mức độ hứng thú của sinh viên trong buổi tập.

- Quan sát, phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức buổi tập được sử dụng trong giờ học thực hành GDTC của giáo viên.

- Quan sát quá trình tập luyện của sinh viên tại các buổi ngoại khoá các môn thể thao.

- Các nội dung quan sát được sử dụng trên đây nhằm mục đích xác định thực trạng các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC nói chung và việc phát triển phong trào tập luyện ngoại khóa nói riêng, trên cở sở đó sẽ đề xuất một số giải pháp chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w