Để công tác GDTC tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chất lượng hơn, đề tài cần phải nghiên cứu, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Qua việc nghiên cứu các tài liệu, các đề tài cũng như sách lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, lý luận và GDTC trong trường học, quản lý TDTT, xã hội hóa TDTT … Bước đầu đề tài tổng hợp được một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hất lượng công tác GDTC sinh viên đó là:
1. Sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường các đồng nghiệp, sinh viên đối với công tác GDTC.
2. Chương trình môn học GDTC nội khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa.
3. Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ TDTT.
4. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT.
5. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến thực hiện chương trình. 6. Số lượng người tham gia thể thao thường xuyên.
7. Chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật với cán bộ, giáo viên, sinh viên. 8. Kinh phí cho các hoạt động thể thao.
Sau khi tổng hợp được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC, đề tài đã tiến hành phỏng vấn, phát phiếu hỏi tìm sự đồng thuận của cán bộ lãnh đạo, đồng nghiệp, chuyên gia với tổng số 50 phiếu ( phụ lục 2), kết quả
được trình bày tại bảng 3.6, và 250 phiếu hỏi các sinh viên ( phụ lục 1) để thu thập thêm các thông tin bổ sung, kết quả được trình bày tại bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn cán bộ, giáo viên xác định yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC (n = 50)
TT Yếu tố ảnh hưởng Số phiếu
Phát ra Thu về Đồng ý 1
Sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo trường, các đồng nghiệp,
sinh viên đối với công tác GDTC 50 50 50 100 2
Chương trình môn học GDTC nội khóa, các hoạt động thể thao
ngoại khóa 50 50 40 80
3
Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ
thể dục thể thao 50 50 48 96
4
Số lượng và chất lượng đội ngũ
giáo viên TDTT 50 50 47 94
5
Đổi mới phương pháp giảng dạy,
cải tiến thực hiện chương trình 50 50 49 98 6
Số lượng người tham gia thể
thao ngoại khóa thường xuyên 50 50 45 90 7
Chế độ đãi ngộ, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên và
sinh viên 50 50 40 80
8 Kinh phí giành cho các hoạt
động TDTT 50 50 47 94
Có thể nói qua kết quả 50 phiếu hỏi đề tài đã nhận được sự đồng ý cao, tât cả đều nhất trí với 80% số phiếu đồng ý trở lên, và cho rằng 8 yếu tố mà đề tài tông hợp và đề xuất là những yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác GDTC tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đây là cơ sở và là bước đệm để đề tài nghiên cứu sâu hơn nữa. Để có thể nhận thức sâu sắc hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDTC của nhà trường, đề tài tiến hành phỏng vấn sinh viên về nhận thức của chính họ với thực trạng công tác GDTC mà nhà trường đang tiến hành cho các sinh viên. Kết quả tiến hành thông qua phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi (phụ lục 1). Kết quả được trình bày tại bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả phỏng vấn nhận thức của sinh viên về công tác giáo dục thể chất ( n = 250).
TT Nội dung câu hỏi Mức độKết quả phỏng vấnSố lượng Tỷ lệ (%)
1 Theo bạn tập luyện TDTT Rất cần thiết 156 62.4 Cân thiết 44 17.6 Binh thường 26 10.4 Không cần thiết 24 9.6 2 Giờ học thể dục đối với bạn là Rất cần thiết 156 62.4 Cân thiết 44 17.6 Binh thường 26 10.4 Không cần thiết 24 9.6 3 Phương pháp giảng dạy, chất lượng giờ học thể dục theo bạn Rất tốt 15 6 Tốt 97 38.8 Bình thường 123 49.2 Kém 15 6 4 Bố trí thời khóa Rất hợp lý 0 0 Hợp lý 0 0 Bình thường 97 38.8 Không hợp lý 153 61.2 5 Dụng cụ, sân bãi tập luyện đáp ứng nhu cầu của các bạn ở mức nào? Rất đầy đủ 0 0 Đầy đủ 67 26.8 Bình thường 112 44.8 Còn thiếu 71 28.4 Bạn tự tập thể dục Ba lần trở lên 15 6 Hai lần 17 6.8 Một lần 98 39.2 Không tập 120 48 7 Mỗi lần tập bao nhiêu phút? > 30’ 12 5.6 20 ≤ 30’ 17 6.8 < 20’ 101 40.4 Không tập 120 48 Bạn yêu thích môn Các môn bóng 200 80 Điền kinh 15 6 Môn khác 21 8.4 Không thích 14 5.8 Bạn không tập thể
Không bố trí được thời gian 19 7.6
Ngại tập luyện 147 58.8
Không có môi trường 60 24
Qua bảng 3.11 cho thấy: Hầu hết sinh viên đã nhận thức được sự cần thiết của tập luyện của TDTT (62,4%) và giờ học thể dục thể thao nội khóa (62,4%). Các em cho rằng thời khóa biểu sắp xếp như thế là chưa phù hợp với việc học tập của các em ( học hai buổi thể dục gần nhau trong tuần, học 3 tiết liền nhau / buổi học). Về mặt dụng cụ, sân bãi còn thiếu, chất lượng kém đa số sinh viên ít tập và không tự tập thể thao ngoại khóa (48%). Khi được hỏi về lý do thì đa số nói rằng ngại tập (58,8%), 7,6% là không bố trí được thời gian, 24% nói rằng không có môi trường tập luyện tốt, số còn lại (9,6% sinh viên cho rằng không cần thiết). Đây chính là cơ sở để đề tài lựa chọn và đề xuất thêm các giải pháp cho phù hợp với thực tế công tác GDTC trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Qua nghiên cứu chương 3, đề tài có các nhận xét sau:
1. Tình hình tổ chức thực hiện công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được lãnh đạo trường xác định là nhiệm vụ quan trọng, tổ chức triển khai chặt chẽ theo quy định. Tuy nhiên, hiên tại cũng còn một số bất cập về bố trí kế hoạch học nội, ngoại khóa, thiếu sân chơi, bãi tập, kinh phí còn hạn hẹp…
2. Trong quá trình thực hiện công tác GDTC tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chịu nhiều sự ảnh hưởng tới cácc yếu tố như: Về chương trình, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, sự tự giác tích cực của sinh viên…
3. Thực trạng thể chất sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội:
Sinh viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có thể chất tương đối đồng đều nhau, tại các test kiểm tra thể chất theo quy định hầu hết sinh viên đều đạt yêu cầu trở lên, điển hình là test chiều cao, cân nặng và lực bóp tay thuận của nam đạt mức tốt, tuy nhiên test 5’ tùy sức của nam và nữ, chạy con thoi của nữ còn rất yếu chưa đạt yêu cầu theo quy định.
CHƯƠNG 4