Bộc lộ kín đáo thái độ đánh giá, tâm tư tình cảm của người viết

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 89 - 91)

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG

3.5 Bộc lộ kín đáo thái độ đánh giá, tâm tư tình cảm của người viết

Báo chí luôn đòi hỏi tính khách quan. Tuy nhiên trong một số thể loại của báo chí, tác giả thỉnh thoảng bày tỏ thái độ đánh giá, tâm tư, trong đó phóng sự là một thể loại đặc trưng như thế. Các biện pháp nghệ thuật là công cụ hữu hiệu để người viết phóng sự thể hiện quan điểm cá nhân của mình một cách kín đáo. Đó có thể là một lời châm biếm, mỉa mai, bài tỏ sự hài hước, hoặc thể hiện tình cảm, tâm trạng của tác giả… Các biện pháp nghệ thuật phổ biến nhất khi thể hiện thái độ, tình cảm của người viết là phép lặng, thành ngữ, từ lóng…

(1) Điều đáng nói là kinh phí đầu tư, cụ thể là kinh phí đền bù tăng hơn 9 tỷ đồng, vượt 1,3 tỷ so với quyết định số 1054 của UBND tỉnh, nhưng quy mô dự án hay nói đúng hơn là chiều dài bờ kè sông Ia Sol lại được... rút ngắn.

(Công an, 28/9/2012)

(2) Cũng vì làm theo lời “ngài” mà gia đình bất hòa, nợ nần chồng chất lên đến hàng trăm triệu, trong khi khả năng “cứu nhân độ thế” của hai vợ chồng chỉ là con số... 0!

(Công an, 6/7/2012)

Các ví dụ trên, thể hiện quan điểm, thái độ của mình trước những vấn đề xã hội thông qua phép lặng. Ở ví dụ (1) tác giả đã dùng phép lặng để thể thái độ của mình trước doanh nghiệp Trung Đạt thi công công trình bờ kè sông Ia Sol, trong công trình này doanh nghiệp Trung Đạt đã ứng nhiều tỷ đồng ngân sách nhà nước nhưng lại bỏ quên sau khi đã ứng tiền. Tác giả thể hiện thái độ của mình một cách kín đáo trước những doanh nghiệp thi công những kiểu công trình tiền tỷ, nhưng lại thi công rùa bò. Trong ví dụ (2) phép lặng vừa tạo cho người đọc sự bất ngờ đồng thời vừa thể hiện thái độ của tác giả qua những trò bói toán, chữa bệnh quái dị của những người tự xưng mình là “quan thánh” là người cứu nhân độ thế mang lại bình an cho tất cả mọi người trên trái đất này, thực chất đây chỉ là trò lừa gạt. Trong ví dụ trên tác giả còn gửi đến người đọc một thông điệp, hãy tránh xa các tệ nạn mê tín, đừng vội tin vào người tự xưng mình là thần thánh để tránh hậu quả tiền mất tật mang.

(3) Liệu các nhà chỉ đạo và hướng giải quyết của Đảng ủy, chính huyện Phú Thiện có cương quyết không hay chỉ “đánh trống bỏ dùi”?

(Công an, 28/9/2012)

(4) Kiểu buôn thần bán thánh lừa đảo người dân thế này, không hiểu chính quyền sở tại có biết chăng?

(Công an, 6/7/ 2012)

Hai ví dụ trên, tác giả thể hiện thái độ của mình thông qua biện pháp tu từ thành ngữ. Thay vì lên án, phê phán các hiện tượng, vấn đề trong xã hội thông qua cách diễn đạt bình thường, tác giả chọn cách viết gián tiếp, mượn các biện pháp tu từ để nói hộ những bức xúc của mình. Báo chí đòi hỏi tính khách quan đồng thời hạn chế việc thể hiện thái độ chủ quan vì thế, đọc phóng sự ta ít gặp trường hợp nào tác giả thể hiện thái độ trước những hiện tượng xã hội trực tiếp nhất. Trong ví dụ (3) thành ngữ “đánh trống bỏ dùi” thể hiện thái độ phê phán, lên án các nhà chỉ đạo, Đảng ủy, chính quyền Phú Thiện làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm với nhân dân, họ đã giao nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn cho doanh nghiệp thiếu năng lực khiến hàng tỷ đồng ngân sách nhà nước bị chiếm dụng… Thành ngữ “buôn thần bán thánh” trong ví dụ (4) cũng là thái độ lên án, phê phán chính quyền sở tại, không có trách

nhiệm và không tìm cách để giải quyết trước hiện tượng nhiều người đã lợi dụng sự mê tín của nhân dân, dùng thần thánh lừa bịp, lấy tiền xương máu của nhân dân một cách dễ dàng.

(5) Nếu cơ quan chức năng không sớm ngăn chặn dịch vụ “thư giản lúc gà gáy sẽ nhanh chóng sẽ biến tướng thành các hoạt động bán dâm công khai, hoạt động suốt ngày đêm.

(Công an, 6/9/ 2012)

(6) Nạn mại dâm ở đây ngày càng biến tướng. Các khách sạn, nhà trọ trong khu vực này chính là “bãi đáp” của các đôi tình nhân “tình một đêm”, Tây ta lẫn lộn.

(Công an, 2/10/2012)

Trong ví dụ (5)(6) thể hiện sự hài hước của tác giả, đồng thời qua cách nói hài hước đó tác giả đã thể hiện thái độ phê phán, lên án những dịch vụ trá hình để lén lút hoạt động mại dâm, tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 89 - 91)