Dễ hiểu, dễ đi vào lòng ngườ

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 85 - 86)

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG

3.3 Dễ hiểu, dễ đi vào lòng ngườ

Đặc trưng của phóng sự trên báo Công an là phóng sự điều tra, điều tra những vấn đề phức tạp, những vấn nạn trong xã hội: giết người, cướp của, hiếp dâm, mại dâm, ma túy… vì thế nội dung phóng sự trên báo Công an có vẻ khô khan đối với người đọc so với mảng phóng sự khác. Tuy nhiên, thể loại phóng sự điều tra đã chinh phục được nhiều độc giả. Khi nói đến những vấn đề này, nhiều tác giả đã cố gắng truyền tải nội dung làm sao để độc giả dễ tiếp thu, để tránh tình trạng khô khan, cầu kỳ, khó hiểu, người viết phóng sự đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật trong văn học vào phóng sự giúp người đọc dễ hiểu hơn. Thành ngữ và so sánh tu từ là hai biện pháp nghệ thuật đặc trưng góp phần cho phóng sự điều tra dễ đi vào lòng người.

(1) Năm 2002, trong một lần lên rừng chơi, phát hiện khẩu súng thể thao dài 80cm cùng một túi đạn 100 viên của nhóm thợ săn hoẵng treo trên cây, hắn mừng như bắt được vàng, hí hửng mang về nhà hỳ hục “luyện công”.

(Công an, 14/11/2012)

(2) Phận gái lại không mảnh đất cắm dùi nên cuộc sống của mẹ con Thu Ba lam lũ, đen tối giống như lớp bùn dưới đáy con sông Châu Hưng quê nhà.

(Công an, 14/7/2012)

(3) Người dân suốt ngày bám biển để mưu sinh, ít quan tâm đến trường hợp “rổ rá cạp lại” kia nên cũng ít ai tìm hiểu về ông Hồng.

Thành ngữ “mừng như bắt được vàng” ý nói việc Lợi nhặt được khẩu súng thể thao hắn rất mừng, mừng hết sức như người được vàng. Thành ngữ “không mảnh đất cắm dùi” trong ví dụ (2) là thành ngữ được tác giả sáng tạo nên dựa trên thành ngữ “tấc đất cắm dùi” để nói lên hoàn cảnh nghèo khó của nhân vật, ngay cả một phần đất rất nhỏ để ở, để canh tác cũng không có. Thành ngữ “rổ rá cạp lại” thường sử dụng khi nói đến những ai đã từng gian dỡ một lần trong hôn nhân, gặp nhau, quý mến nhau và quyết gá nghĩa cùng nhau nên duyên chồng vợ dù hôn nhân trước đó đã tan vỡ.

(4) Anh Tấn Anh nhớ lại, khi đưa Yến Linh, Thảo Linh và Mỹ Linh đến bệnh viện chữa trị, anh như người mất hồn.

(Công an, 5/4/2012)

(5) Hôm nay xúi quẩy, gặp phải em dữ như bà chằng!

(Công an, 15/9/2012)

(6) Giá này với nhiều tay có thể là đắt nhưng cái giống hổ con nó như cổ vật vậy đó, gặp trúng người kết mô-đen rồi thì giá cả dẫu cao cỡ mấy cũng không thành vấn đề”.

(Công an, 11/9/2012)

Qua các biện pháp so sánh trên, tác giả đã tạo bất ngờ, giúp độc giả dễ hiểu hơn thông qua hình ảnh so sánh thường dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Hình ảnh “như người mất hồn” gợi lên hình ảnh một con người đau khổ, mất mác quá nhiều thức đến nổi không còn cảm giác gì. Hình ảnh “dữ như bà chằng” gợi lên trước mắt người đọc tính cách dữ dằn của nhân vật, còn hình ảnh “cổ vật” giúp cho độc giả liên tưởng đến vật chất, đã là cổ vật thì giá rất cao và chỉ có những nhà thượng lưu mới có quyền sở hữu, “hổ con” đem so với “cổ vật” đồng nghĩa giá trị của một con hổ con ngan ngữa với giá trị của một cổ vật.

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 85 - 86)