CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG
3.4 Diễn đạt các vấn đề phức tạp, khó nó
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân từng phát biểu một câu trước người hâm mộ: “Nhiều người từng bảo tôi là tay xào nấu giỏi, trích dẫn khéo, … có lẽ vì tôi thường đưa vào bài viết những câu thơ, câu ca dao, điển tích, phương ngôn, tục ngữ… để dù gặp phải vấn đề nhức nhối vẫn không cảm thấy nặng nề trong lời nói”. Như vậy, nếu nhà báo
khéo léo trong việc vận dụng biện pháp vào bài viết của mình về các vấn đề tiêu cực, phức tạp trong xã hội sẽ nhẹ nhàng hơn, không hình sự mà vẫn đạt hiệu quả phản ánh, châm biếm hay đả kích.
Từ lóng là phương tiện tu từ được nhiều tác giả sử dụng khi diễn đạt các vấn đề tế nhị thuộc về sinh lý của con người.
(1) Nhưng rồi đâu lại vào đó, ngày ngày, Tâm, Trang và hàng trăm cô gái vẫn phải xuống đường kiếm khách “mây mưa”.
(Công an, 17/10/2012)
(2) Hàng ngày, họ chỉ biết quanh quẩn với việc “mây mưa”với khách, chỉ nghĩ sẽ kiếm thật nhiều tiền và cố làm sao cho hài lòng những kẻ chăn dắt.
(Công an, 17/10/2012)
(3) Cuối tháng 9-2008, ông chủ chỗ làm này bảo hết việc nên cùng đường hắn tìm đến gặp anh Cường xin làm lại và được ông chủ cây xăng Ngọc Sương tiếp nhận với điều kiện tối đến gã phải đấm lưng và “quan hệ”.
(Công an, 31/7/2012)
(3) Mỗi cô gái chỉ được “vui vẻ” với khách tối đa là 30 phút tại phòng trọ hoặc khách sạn đã chọn sẵn.
(Công an, 17/10/2012)
Trong các ví dụ trên, nhờ từ lóng mà tác giả dễ dàng diễn đạt những vấn đề tế nhị, vừa cung cấp cho độc giả một số lượng từ lóng đặc sắc của dân chơi thường hay sử dụng vừa thể hiện sự sáng tạo của tác giả, cùng nói về vấn đề “quan hệ tình dục” tác giả sử dụng rất nhiều từ khác nhau trong mọi ngữ cảnh khác nhau.