Khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2: PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN 2.1 Đôi nét về báo Công an và phóng sự trên báo Công an nhân dân

2.1.4 Khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá

Mảng đề tài thứ tư báo Công an khai thác cũng có sức hút rất lớn đối với độc giả. Với đề tài này, tác giả không đánh vào tình cảm của độc giả nữa, không để người đọc yêu, ghét hay cảm thông nhân vật. Tác giả trình bày suy nghĩ của mình đồng thời để người đọc suy nghĩ về vấn đề mình đã nói. Đọc phóng sự viết về đề tài này, có ý nghĩa rất lớn đối với người đọc, vừa để độc giả suy nghĩ và hành động, hướng đều tốt, có ích: Động vật hoang dã “khóc than” giữa phố; Hà nàm ngâm rượu; Khỉ buồn; Đột nhập sào huyệt vàng tặc;Bức tử rừng Đa Huaoi; Hãy cứu đầm thủy triều…

Phóng sự Động vật hoang dã “khóc than” giữa phố của Triều Dương đăng ngày 20/9/2012 đã phản ánh chân thực về thực trạng con người săn bắt trái phép các

loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Việc con người săn bắt động vật này càng nhiều là có nguyên nhân. Do nhu cầu thưởng thức các món ăn “độc, lạ” của các đại gia lắm tiền, nhiều của nên nhiều người đua nhau săn bắt, buôn bán ngang nhiên giữa chợ. Mặc dù, cơ quan chức năng ra lệnh cấm những các đối tượng này vẫn hoạt động thường xuyên.

Nhìn những con vật đáng thương đang nhốt trong lòng bày ngay giữa “chợ thịt rừng” để các đại gia, dân chơi giàu có lựa chọn cho cuộc nhậu với các chiến hữu khiến độc giả xúc động, bức xúc trước những hành động của người bán và mua giữa chợ. “Thấy chúng tôi rà xe tới, một phụ nữ chừng 35 tuổi cầm hai túm chim chàng nghịch chừng chục con đã thui sạch lông óng ánh mỡ đưa ra trước mặt … Phút chốc, cả thùng xốp đến vài trăm con đã được người phụ nữ này bán sạch”.

Ngoài việc kêu gọi mọi người hãy chung tay bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm để các loài vật này không bị tuyệt chủng. Bài viết còn phản ánh một vấn đề hết sức đáng sợ cho những ai ăn thịt rừng tại các nhà hàng, khách sạn…Để thuyết phục được độc giả, tác giả đưa ra nhiều chứng cứ. Từ việc đi săn cho đến nơi tiêu thụ trải qua quá trình như thế nào. Đọc bài phóng sự của Triều Dương, người đọc rùng mình và không dám ăn thịt rừng nữa, vì thịt thú rừng rất độc, theo tác giả cung cấp nó được ủ nhiều ngày trong rừng và được tẩm vào đó phoóc-môn. “Chất này dùng để tẩy rửa, sát trùng vì có tác dụng diệt các vi sinh vật như vi khuẩn; để sát trùng môi trường, phòng ốc, cho bốc hơi trong phòng đóng kín để sát trùng không khí. Đặc biệt phoóc-môn được dùng làm dung dịch ướp xác … được dùng bảo quản các mẫu bộ phận động vật, các bệnh phẩm”, khi ăn thịt tẩm phoóc-môn có nguy cơ bị ung thư. Mọi người hãy cận thận khi ăn thịt rừng tại nhà hàng để tránh những hậu quả không lường, đồng thời hãy chung tay bảo vệ các động vật hoang dã còn sót lại trên nước ta, đừng săn bắt chúng một cách vô tội vạ.

Hiện nay, tình trạng khai thác vàng bừa bãi ngày càng phát triển. Bài viết Đột nhập sào huyệt vàng tặc đã phản ánh phần nào tình trạng khai thác vàng của các “vàng tặc” ở nước ta. Có đọc phóng sự trên ta mới biết được những kẻ hám lợi đã nhẫn tâm dùng chất độc, thuốc nổ để khai thác vàng làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở gần đó. Đặc biệt hơn, tình trạng bóc lột sức lao động của họ rất dã man đối với người lao động. Chúng ta sẽ cảm thông cho

những người công nhân đào vàng, bởi cuộc sống của họ đang bị đe dọa, sống trong một môi trường nhiễm toàn chất độc, bị bóc lột sức lao động dã man, cách khai thác vàng không an toàn, đã có nhiều người nằm lại trong lớp đất đá do sập hầm khi đào vàng. Việc khai thác vàng chỉ có những kẻ làm chủ mới có lợi còn những người làm công thì không được lợi lộc gì, nhưng họ vẫn phải làm dù biết rất nguy hiểm. Cũng chỉ vì miếng ăn sống qua ngày mà phải bán đi sức lao động của mình, có khi chết một cách đau đớn. Dù xử phạt nặng nhưng vẫn không làm giảm tình trạng khai thác vàng ở nước ta hiện nay. Ông Đa, ông Trần Văn Tập – Phó bí thư xã Thần Sa khẳng định: “Không thể xử lý được các trường hợp đào vàng trái phép trên địa bàn xã. Cứ phá lán trại, thậm chí đốt xong thì chúng làm lại rồi lại lén lút đào vàng. Xử phạt xong đâu lại vào đấy. Nay không đào thì mai chúng lại đào”.

Hãy cứu đầm thủy triều ngay tiêu đề phóng sự gợi lên cho độc giả lời kêu gọi tha thiết của những người dân sống ở vịnh Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa. Đầm thủy triều nằm trong vịnh Cam Ranh, chẳng là một trong những mắc xích quan trọng để phát triển du lịch mà còn là nơi để nuôi sống người dân, bởi số lượng cá tôm ở dưới đầm rất phong phú. Tuy nhiên, hiện nay đầm đang bị hủy diệt, nguồn nước bị ô nhiễm làm toàn bộ cá tôm trong đầm chết hết, ngay cả loài sống dai nhất trùn biển cũng không còn con nào sống sót. Thủ phạm là nhà máy đường Cam Ranh, một công trình từng vang bóng với nhiều chuyện lùm xùm, nhà máy đường không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, mà còn “bức tử” phạm vi sống của người dân toàn vùng. Gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân như thế mà cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về việc xử phạt nhà máy đường Cam Ranh, để người dân ở đây sống trong thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

Qua mảng đề tài Khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái hóa, tác giả đã mang đến cho độc giả nhiều thông điệp, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia, bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ cuộc sống của mõi người.

Nội dung phóng sự trên báo Công an phản ánh chân thực mọi lĩnh vực của đời sống, đồng thời phóng sự còn cung cấp, truyền tải những thông tin cần thiết đến cho người đọc. Đọc phóng sự trên báo Công an độc giả rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân, tránh xa các tệ nạn xã hội, biết quan tâm giúp đỡ những người trong cộng đồng

hơn hướng đến lợi ích chung của xã hội. Đọc mảng đề tài Cuộc sống đời thường của con người, chúng ta học tập được nhiều thứ, biết rèn luyện bản thân và có nghị lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống, có được tấm lòng nhân ái đối với mọi người…

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)