Phép lặng (im lặng)

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 28)

Đinh Trọng Lạc định nghĩa phép lặng như sau: “Im lặng là ngắt lời đột ngột do bị dồn nén về tình cảm, do lưỡng lự, trù trừ, hoặc do không muốn tiếp tục câu chuyện, lời nói” [9, tr.89]

Cù Đình Tú định cho rằng “Im lặng là cách tu từ dùng sự để trống – tín hiệu zêrô - để thể hiện. Trong chuỗi lời nói chính những từ ngữ có mặt làm cho những từ ngữ để trống này - từ ngữ zêrô - trở nên có nghĩa” [20, tr. 203]

Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa thì định nghĩa “Phép lặng (còn gọi là ẩn ngữ hay tỉnh lược) là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống để người nghe (người đọc) suy ra mà tự mình hiểu, không cần diễn đạt bằng lời” [10, tr. 218]

Nguyễn Văn Nở định nghĩa khác “Phép lặng còn gọi là im lặng, là biện pháp tu từ dùng sự biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô)” [15, tr. 163]

Im lặng là hình thức diễn đạt bằng tín hiệu zero, nói không thành tiếng, viết chẳng ra chữ. Sự biểu đạt như thế là bất thường “phi logic” nên chính điều đó lại gây nên sự chú ý, một hiệu quả đặc biệt và nội dung thông tin nhờ ngữ cảnh, nhờ những dòng chữ, những tiếng nói có mặt mà những dòng chữ, những tiếng nói vắng mặt trở nên có nghĩa. (Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu ba chấm …) Ví dụ:

“Tay em cầm một bông hồng Đẹp tươi như thế… trắng trong như là

Sao anh như thấy thừa ra

(Phạm Công Trứ)

Phép lặng thường được dùng trong hai trường hợp:

Diễn tả sự e thẹn, đau khổ, tiếc thương hay sự uất ức, nghẹn ngào mà không nói ra được. Ví dụ:

“Bác Dương …thôi đã…thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!”

(Nguyễn Khuyến)

“Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã…mặt ngoài còn e.”

(Nguyễn Du) Dùng để chấm biếm, đả kích, vui đùa. Ví dụ: “Có tiền mới có tình

Không tiền son phấn khinh Đi qua phố hàng Giấy Thấy nhiều cô cũng xinh

…Mần thinh!”

(Thơ Yết Hậu)

Phép lặng cũng có hai chức năng là chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này thường được dùng trong các phong cách khẩu ngữ, văn chương… đặc biệt phép lặng xuất hiện nhiều trong phong cách báo chí.

1.4.3.2 Nói giảm

Cù Đình Tú cho rằng “Nói giảm còn được gọi là nhã ngữ, khinh từ. Đó là cách tu tù dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do những nguyên nhân tình cảm” [20, tr. 205]

Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa định nghĩa nói giảm như sau: “Nói giảm còn gọi là khinh từ (nói nhẹ), uyển ngữ (nói vòng), nhã ngữ (nói thanh nhã), là phương thức diễn đạt tế nhị trong hoàn cảnh giao tiếp mà người nói không tiện nói ra vì sợ quá phủ phàng hoặc sợ xúc phạm đến người nghe” [10, tr. 216]

Nguyễn Văn Nở cho rằng “Nói giảm là biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm” [15, tr. 167]

Biện pháp tu từ nói giảm đối lập hoàn toàn với ngoa dụ. Nếu ngoa dụ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, trạng thái, hành động của đối tượng được miêu tả so với cái vốn có thì nói giảm lại thực hiện bằng cách ngược lại.

Bác Dươngthôi đã…thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!”

(Nguyễn Khuyến)

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Quang Dũng)

Những câu in đậm trên đều viết về cái chết, nhưng do sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nên làm cho câu thơ giảm bớt sự đau thương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 28)