Tăng tính hấp dẫn

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG

3.1 Tăng tính hấp dẫn

Tính hấp dẫn cho bài phóng sự là điều quan trọng không thể thiếu trong báo chí nói chung và thể loại phóng sự nói riêng. Để lôi kéo được độc giả đến với tờ báo của mình đòi hỏi tác giả phải sáng tạo trong cách viết. Tránh tình trạng khô khan, nhạt nhẽo cho độc giả, người viết phóng sự phải tạo được tính hấp dẫn, hấp dẫn trong việc lựa chọn thông tin mà công chúng quan tâm, đặc biệt hơn là vận dụng những phương tiện, biện pháp nghệ thuật vào bài viết. Hầu hết các tác giả phóng sự trên báo Công an đã đảm bảo yêu cầu trên. Để thu hút người đọc, nhiều tác giả đã sáng tạo trong cách viết, vận dụng tối đa các biện pháp nghệ thuật để sáng tạo nên những thiên phóng sự hấp dẫn. Qua việc khảo sát, người viết nhận thấy các biện pháp nghệ thuật có tác dụng tăng sức hấp dẫn cho phóng sự là: phép lặng, so sánh tu từ, từ láy, từ lóng…

(1) Hấp dẫn và cao trào nhất có lẽ chính là phần rước “Tề Thiên Đại Thánh”, với phụ họa của một nữ đệ tử, cả hai thầy trò bỗng rùng mình biến thành... khỉ.

(Công an, 6/7/ 2012)

Trong ví dụ trên, tác giả đã sử dụng phép lặng để thu hút sự chú ý của độc giả và tạo được tính bất ngờ. Bất ngờ ở chỗ, hai thầy trò “quan thánh” đều biến thành khỉ chứ không phải là một vị thần tiên nào trong truyền thuyết.

(2) Vì sợ Hùng, cô răm rắp nghe theo như một cái máy mà không có bất cứ phản ứng gì.

(Công an, 7/12/2012)

(3) Bên trong xuồng, ông C. ngồi bất động như một pho tượng. Ông vẫn ngồi bất động từ lúc tôi lên xuồng đến giờ.

(Công an, 7/6/ 2012)

Trong ví dụ (2)(3), tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tu từ. So sánh tu từ làm cho câu văn giàu hình ảnh hơn, hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn. Hình ảnh “cái

máy” trong ví dụ (2)“pho tượng” trong ví dụ (3) làm nổi bật lên đối tượng được so sánh. Ở ví dụ (2) tác giả so sánh nhân vật Lại Thị Kiều Lan trong phóng sự Kiều nữ long đong và cuộc trả thù tàn khốc nghe theo lời Hùng như một “cái máy”, vì nhút nhát, không suy nghĩ, Lan răm rắp nghe theo lời điều khiển của người yêu (Hùng) để cả hai trở thành tội phạm giết người. Còn ví dụ (3) hình ảnh “pho tượng” diễn tả đầy đủ tâm trạng, tình cảnh của ông C. Ông C từng là phú hộ nổi tiếng ở miền Tây. Ông từng sở hữu một nhà máy xay xát, mấy chiếc sà lan chuyên đi mua lúa và mấy căn nhà bạc tỷ… Vì nghe lời đồn đại, vợ chồng ông sang Campuchia “tham gia” casino cho biết với người ta, thế rồi toàn bộ gia sản tiêu tan trong phút chốc. Vì casino mà bây giờ họ không còn gì, chỉ có chiếc thuyền nhỏ lênh đênh nay đây mai đó khắp vùng sông nước.

Phương tiện tu từ từ láy và từ lóng cũng góp phần tăng tính hấp dẫn cho phóng sự. Đối với từ lóng tác giả đã sử dụng những từ ngữ lóng rất hay thu hút sự chú ý của người đọc.

(4) Có bao nhiêu tiền hắn cũng nướng hết vào sới bạc, khi từ sới mò về nhà vào mỗi rạng sáng hắn chỉ còn là thân hình xơ xác,

(Công an, 25/10/2012)

(5) Mặc dù miệng hát, nhưng tay các vị khách vô tư “du lịch” khắp người các cô gái, cô nào tỏ ý phản đối liền bị cái nhìn cảnh cáo sắc lẹm của quản lý.

(Công an, 27/11/2012)

Trong hai ví dụ trên, từ lóng “nướng” và “du lịch” đã hấp dẫn được người đọc. Tác giả thật tài tình khi sử dụng từ, vừa diễn tả hết nội dung muốn nói vừa gợi lên cho người đọc hình ảnh cụ thể, từ hình ảnh nghĩa bóng đặt trong ngữ cảnh độc giả có thể suy ra nghĩa đen . Ở ví dụ (4), từ “nướng” không phải là hành động dùng than, lửa… để nướng thức ăn, “nướng” ở đây mang một nghĩa khác, đó là cách tiêu tiền một cách phung phí của dân chơi. Còn đối với ví dụ (5) từ “du lịch” không phải là hành động đi đây đi đó, tham quan các danh lam thắng cảnh, tác giả dùng từ “du lịch” trong ví dụ trên ý nói hành động bất nhã của các vị khách đối với những cô gái tiếp viên nhà hàng, đến ăn vài món ăn bình thường, uống vài chai bia các vị khách có thể sờ mó khắp thân thể tiếp viên.

Từ láy là phương tiện tu từ mang lại hiệu quả cao trong việc miêu tả hay biểu cảm. Trên báo Công an từ láy xuất hiện với tần số rất cao, qua cách gợi tả hay biểu cảm bằng từ láy tạo ấn tượng cho người đọc.

(6) Mỗi lần ngồi vào bàn ăn, chúng tôi lại nhớ đến ánh mắt đỏ vằn của con vượn mất một tai, vẻ mặt ngây ngô của mấy chú rái cá cứ nhao nhao bu quanh chuồng sắt khi thấy có người lạ và nỗi buồn cô quạnh của những con gấu ngựa nằm

co ro trong không gian chật chội, tù túng.

(Công an, 11/12/2012)

(7) Riêng chú rùa này khi bò ra đến sát mé biển vẫn ngóc đầu quay lại nhìn mọi người một cách quyến luyến.

(Công an, 11/12/2012)

Trong ví dụ (6) tác giả sử dụng những từ láy “ngây ngô; nhao nhao;co ro” đã gợi lên cho người đọc những hình ảnh đáng thương của các loài động quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng khi con người đang ra sức săn bắt chúng một cách dã man. Trong ví dụ

(7) từ “quyến luyến” thật sự đã tạo được sự bất ngờ cho người đọc. Bất ngờ ở chỗ tình cảm yêu mến, không nỡ rời xa không phải của con người dành cho con người, mà là tình cảm của một chú rùa dành cho con người, khi được con người trả chú về cho đại dương. Thật ra đây là một biện pháp nhân hóa của tác giả để bài viết được sinh động hơn cho người đọc, hiệu quả việc dùng biện pháp nhân hóa kết hợp với từ láy đã đem lại thành công cho câu văn, độc giả rất thích thú với cách nhân hóa vừa lạ vừa độc của tác giả.

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)