Thống kê – phân loạ

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 60)

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG

3.2.1.2.1 Thống kê – phân loạ

Qua khảo sát phóng sự từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012, thành ngữ được sử dụng 115 lần, trong 98 bài phóng sự đăng trên báo Công an. Thành ngữ được sử dụng trong phóng sự trên báo Công an có hai dạng (thành ngữ được sử dụng nguyên và thành ngữ cải biên). Trong đó thành ngữ nguyên xuất hiện 99/115, chiếm 86% và thành ngữ cải biên xuất hiện 16/115, chiếm 14%.

Dựa vào nguồn gốc, thành ngữ sử dụng nguyên được chia ra làm hai dạng: thành ngữ thuần Việt thành ngữ Hán Việt.

Thành ngữ Hán – Việt xuất hiện 23/99, chiếm 23.2% (bặt vô âm tín (2); điệu hổ ly sơn; danh chính ngôn thuận; môn đăng hộ đối; sơn hào hải vị; thuần phòng, mỹ tục; độc nhất vô nhị(2); chân mạng đế vương; nhàn cư vi bất thiện; nam thanh nữ tú (2); cứu nhân độ thế (4); mục sở thị (2); tâm phục khẩu phục; thân cô thế cô; ái nam ái nữ; ... )

Thành ngữ thuần Việt xuất hiện 76/99, chiếm 76.8%: (bỏ của chạy lấy người (2); lên như diều gặp gió; giậm chân tại chỗ (2); chứng nào tật nấy (3); gà trống nuôi con; không cánh mà bay; buôn thần bán thánh (2); như lửa gần rơm; mặt người dạ thú; cưng như trứng mỏng; cười ra nước; đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma; bóng chim tăm cá; rừng thiêng nước độc; chọn mặt gửi vàng (2); bắt cóc bỏ dĩa; chết bất đắc kỳ tử; bụng mang dạ chửa; cao chạy xa bay (2); có một không hai (2); của ăn của để;

cơm áo gạo tiền; nhắm mắt đưa chân (3); dày dặn kinh nghiệm (5); không mảnh vải che thân (3); buôn hương bán phấn (4); tấc đất cắm dùi; lên như diều gặp gió; tiền vô như nước; rổ rá cạp lại; cù bất cù bơ; đá cá lăn dưa; như điên dại; cãi chày cãi cối; như đinh đóng cột; cứng như đá; như hai giọt nước; hậu quả nhãn tiền; lưới trời lồng lộng; già nhân ngãi non vợ chồng; gieo nhân nào gặp quả nấy; mừng như bắt được vàng; chọn mặt gửi vàng; nói có sách mách có chứng; tươi như hoa; đồng hội đồng thuyền …)

Thành ngữ nguyên là dạng thành ngữ được sử dụng nhiều nhất trong phóng sự trên báo Công an. Tuy nhiên, nhiều tác giả đã sáng tạo một số thành ngữ làm cho bài viết hấp dẫn hơn, sinh động hơn.

Thành ngữ cải biên xuất hiện 16 lần, trong đó dạng thành ngữ cải biên bằng cách thêm từ xuất hiện bốn lần: như ngồi trên đống lửa (2); nổi đình nổi đám; không tấc đất cắm dùi.

Thành ngữ được sáng tạo bằng cách thay từ, thay thế bằng từ đồng nghĩa, có ba trường hợp: phùng mang trợn mắt thành phùng mang trợn ; Chân tướng đế vương

thành chân mạng đế vương; thuận chèo mát mái thành xuôi chèo mát mái.

Thành ngữ sáng tạo bằng cách đổi vị trí của các từ, có 7 trường hợp: dày dặn kinh nghiệm thành kinh nghiệm dạn dày; buôn phấn bán hương thành bán phấn buôn hương hay buôn hương bán phấn; xa chạy cao bay thành cao chạy xa bay; tan nhà nát cửa thành nhà tan cửa nát; ý hợp tâm đầu thành tâm đầu ý hợp; cười dở khóc dở thành

dở khóc dở cười; thuận buồm xuôi gió thành xuôi buồm thuận gió.

Dựa vào thành ngữ có sẵn sáng tạo nên thành ngữ mới có hai trường hợp như: lội suối vượt rừng, băng rừng vượt suối bắt nguồn từ trèo đèo lội suối; “tiền đã trao” nhưng “cháo chưa kịp múc” bắt nguồn từ thành ngữ tiền trao cháo múc.

3.2.1.2.2 Phân tích

Thành ngữ là một trong những biện pháp tu từ mang lại thành công cho phóng sự trên báo Công an. Một mặt thành ngữ giúp cho tác giả dễ dàng diễn đạt những điều mình muốn nói đến độc giả “lời ít nhưng ý lại nhiều”, mặt khác thành ngữ gây ấn tượng mạnh với độc giả, khi đọc những câu văn có chứa thành ngữ, người đọc thường

dừng lại và suy nghĩ về thành ngữ trong câu đó nói về vấn đề gì. Thành ngữ làm cho câu văn sinh động hơn, mang lại giá trị biểu đạt cao hơn so với cách nói thông thường.

(1) Có vốn liếng lại chăm chỉ làm ăn nên chẳng bao lâu Hoành đã tạo cho gia đình mình một cơ ngơi khang trang, trong nhà lúc nào cũng thừa của ăn của để.

(Công an, 14/7/202)

(2) H. (40 tuổi) nhà ở tận Bình Phước, chồng chẳng may mất sớm, ở quê lại không một tấc đất cắm dùi, không biết làm gì để sống, đành gởi hai con nhỏ cho người thân rồi lên thành phố kiếm việc.

(Công an, 20/7/2012)

Trong ví dụ (1)(2), tác giả đã sử dụng hai thành ngữ quen thuộc. Một nói về sự giàu có, dư giả còn một phản ánh sự nghèo nàn, thiếu thốn. Ở ví dụ (1) thay vì nói nhà “giàu” nhưng tác giả lại sử dụng thành ngữ “của ăn của để”, ý nói đến sự đầy đủ, giàu có, vừa có của để ăn đồng thời có của để dành. Cách dùng thành ngữ “tấc đất cắm dùi” trong ví dụ (2) mang lại giá trị biểu đạt và biểu cảm cao. Độc giả cảm thông cho chị H, một người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, chồng mất sớm, nhà thì lại không có đất, đến nỗi một tấc đất để cắm dùi cũng không có, chị đành phải gửi con cho người thân để lên thành phố kiếm việc, kiếm tiềnđể nuôi con.

Thành ngữ làm cho câu văn giàu hình ảnh, biểu đạt ý kiến súc tích hơn, gây ấn tượng mạnh.

(3) Không còn cảnh kẻ đón người đưa với những chiếc xe hơi đắt tiền, không có những chiếc thẻ visa mệnh giá cả trăm triệu đồng, sàn nhảy ở các tỉnh có lắm chuyện

cười ra nước mắt.

(Công an, 18/10/2012)

(4) Tưởng dễ nhưng rồi chẳng ai nhận, trở về quê cũng không xong, thế là H. đành nhắm mắt đưa chân.

(Công an, 20/7/2012)

Thành ngữ “cười ra nước mắt”; “nhắm mắt đưa chân” đã tạo ấn tượng mạnh cho độc giả. Ở ví dụ (4) chẳng những gây ấn tượng mạnh mà còn tạo sự bất ngờ cho người đọc ở chỗ cười mà ra nước mắt. Thành ngữ “cười ra nước mắt” trong ví dụ ám chỉ

những chuyện xảy ra ở sàn nhảy ở các tỉnh ngày càng nhiều, khiến mọi người phải ngao ngán, lắc đầu, đôi lúc lại cười ra nước mắt, thấy đáng tiếc cho những trò lố bịch của tuổi teen, vì một phút bồng bột mà đánh mất đi tương lai và tuổi thanh xuân của mình, tự đẩy mình vào con đường bế tắc. Đối với thành ngữ ở ví dụ (4) đã diễn tả hết hoàn cảnh éo le của những cô gái bán dâm Việt Nam ở Sinrapore. H là một trong số cô gái bị lừa qua “quốc đảo” xinh đẹp làm gái bán dâm. Đôi lúc cô muốn từ bỏ quá khứ, làm lại cuộc đời. Nhưng, để tìm kiếm một công việc trong sạch nơi đất khách quê người không phải là chuyện dễ dàng gì, trở về quê thì không biết phải làm gì ra tiền, cha mẹ già lại sống vào số tiền ba cọc ba đồng của cô gửi về… H đành phải đành liều, làm cái nghề mà xã hội khinh rẻ, dẫu biết đó là con đường nhơ nhuốc, phần số của cô phó mặt cho trời, nhờ vào sự mai rủi, trước mắt là phải kiếm tiền lo cho gia đình.

Bên cạnh đó, phóng sự trên báo Công an còn sử dụng thành ngữ với hình ảnh giản dị, chẳng những dễ đi vào lòng người đọc mà còn hàm chứa giá trị biểu đạt cao.

(5)Riêng Nguyễn Văn Sơn nuôi mộng “đổi đời” bằng con đường trộm cướp nên học chưa hết cấp 2 gã đã “đốt sách”, bỏ nhà theo chân đám lưu manh choai choai đi đá cá lăn dưa”.

(Công an, 21/7/2012)

(6)Mối tình “già nhân ngãi non vợ chồng” được gia đình hai bên chấp thuận. (Công an, 2/10/2012)

(7) Sau khi hung thủ bị trừng trị, anh - nạn nhân của hành vi tội ác tột cùng đã phải sống cảnh “gà trống nuôi con”, vừa để làm tròn trách nhiệm của một đấng sinh thành vừa để bày tỏ sự yêu thương, hoài niệm về người vợ xấu số đã một đời vì chồng, vì con…

(Công an, 2/10/2012)

Hình ảnh trong ví dụ (5), (6)(7), là hai hình ảnh rất quen thuộc được nhân dân sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Trong ví dụ (6), hình ảnh “đá cá lăn dưa” ám chỉ những đám lưu manh, chuyên đi ăn lừa ăn gạt của người khác. Hình ảnh “già nhân ngãi non vợ chồng” trong ví dụ (6) ý ám chỉ mối quan hệ trai gái quá gần gũi, thân mật như vợ chồng. Ở ví dụ (7), nếu nói anh C, chồng nạn nhân của vụ án giết người – hiếp dâm ngay mùng một Tết Nguyên đán sống một mình để nuôi con sẽ

không đạt giá trị biểu đạt cao hơn. Rõ ràng chúng ta nhận thấy, hình ảnh “gà trống nuôi con” sẽ khắc họa hình ảnh đáng thương của anh C hơn. Hình ảnh một người đàn ông góa vợ, quyết ở vậy nuôi con để làm tròn trách nhiệm của một đấng sinh thành, đồng thời để tưởng nhớ, yêu thương, kính trọng đối với người vợ xấu số một đời vì chồng, vì con.

Báo Công an, ngoài việc sử dụng thành ngữ nguyên văn, nhiều tác giả đã cải biên, sáng tạo nên thành ngữ mới tạo sự thích thú cho độc giả. So với thành ngữ ban đầu, ý nghĩa của thành ngữ cải biên không thay đổi.

(8) “Chúng tôi băng rừng vượt suối trong nhiều ngày, luồn lách qua những cánh rừng rậm giáp ranh giữa hai tỉnh Bình Thuận - Lâm Đồng”.

(Công an, 22/9/2012)

(9) Từ ngày xưa, người già ở đây đã chứng kiến một người đàn ông xanh xao đói lả (ông nội Gát) cõng đứa bé tên Phàn A Đàm (bố Gát), lội suối vượt rừng mấy ngày liền như đang trốn tránh một việc gì đó đến trú ngụ tại đây.

(Công an, 28/11/2012)

Thành ngữ “băng rừng vượt suối; lội suối vượt rừng” được tác giả sáng tạo nên bắt nguồn từ thành ngữ “trèo đèo lội suối”, thành ngữ trên ý nói dù gian khổ, khó khăn đến mấy người ta vẫn có nghị lực vượt qua.

(10) Chảnh chọe với bạn bè khoảng một tháng, gã mang tài sản cướp được bán cho đối tượng không rõ lai lịch lấy 2,2 triệu đồng để sắm vàng rồi tiếp tục cao chạy xa bay.

(Công an, 21/7/2012)

(11) Tên cô là Tâm. Đến Singapore du lịch nhưng thực chất Tâm bị lôi kéo sang đây hành nghề “buôn hương bán phấn”.

(Công an, 11/10/2012)

Thành ngữ trong hai ví dụ trên được tác giả cải biên bằng cách đổi vị trí của các từ. Ở ví dụ (10) thành ngữ “cao chạy xa bay” dựa trên thành ngữ gốc “xa chạy cao bay”, tránh khỏi chỗ nguy hiểm, dễ liên lụy đến điều không hay càng nhanh, càng xa càng tốt.

Trong ví dụ (11) thành ngữ “buôn hương bán phấn” được sáng tạo từ thành ngữ “buôn phấn bán hương” nói đến những cô gái làm nghê mại dâm, dùng thân xác của mình để mua vui cho khách làng chơi, kiếm từng đồng từng cắt để sống qua ngày.

(12) Trước khi nổi đình nổi đám trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Công ty TNHH Hưng Điền làm đau đầu các cơ quan chức năng huyện Phú Tân.

(Công an, 15/9/2012)

Thành ngữ trong ví dụ trên là dạng thành ngữ cải biên bằng cách thêm từ. Thành ngữ “nổi đình nổi đám” được cải biên từ thành ngữ “nổi đình đám”. Với dạng thành ngữ này có tác dụng làm rõ nghĩa, đồng thời nhấn mạnh vấn đề được đề cập đến. Ở ví dụ trên, thành ngữ có thêm từ “nổi” tạo ấn tượng cho người đọc, nhấn mạnh cho độc giả biết Công ty TNHH Hưng Điền đã từng một thời được mọi người biết, chú ý và từng làm đau đầu các cơ quan chức năng về việc làm ăn phi pháp của mình.

Nghĩa của thành ngữ sáng tạo không có gì thay đổi so với thành ngữ gốc, người viết sáng tạo lại nhằm mục đích làm lạ hóa trong cách viết, thu hút sự chú ý của bạn đọc và góp phần làm cho bài viết sinh động hơn, giúp tác giả nhấn mạnh những đều muốn nói.

3.2.1.3 Từ lóng

3.2.1.3.1 Thống kê – phân loại

Bên cạnh phương tiện từ láy, thành ngữ, thì từ lóng là một phương tiện cũng được tác giả sử dụng phổ biến, với tần số xuất hiện 112/911, chiếm 12.3%. Từ lóng được sử dụng nhiều qua những bài phóng sự phản ánh vấn đề tệ nạn xã hội.

Từ lóng bao giờ cũng đi đến với nhóm xã hội cụ thể. Nói cách khác, sự sinh tồn của từ lóng gắn liền với sự sinh tồn nhóm xã hội sinh ra chúng, sử dụng chúng. Mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin đã cố tạo cho mình một thứ ngôn ngữ - tiếng lóng riêng. Nhờ đó mà trong mỗi loại tiếng lóng điều chứa đựng đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của nhóm xã hội đó. Qua quá trình khảo sát, người viết rút ra một số từ lóng của một số nhóm trong xã hội đã sử dụng trên báo Công an.

Từ lóng của nhóm xã hội trộm cướp: con mồi(đối tượng có của bị bọn ăn cắp để ý, theo dõi); hàng nóng (súng ngắn); mần thịt (thực hiện hành vi trộm cướp); đi chợ(đi cướp giật của người khác)

Từ lóng của nhóm xã hội trác táng, mua bán dâm: của quý (bộ phận sinh dục nam); mây mưa(quan hệ tình dục); đèn đỏ(nơi hoạt động của gái mại dâm); nhu cầu

(quan hệ tình dục); rửa mắt (nhìn hình ảnh khiêu gợi); tàu nhanh (quan hệ tình dục với gái mại dâm một lần không qua đêm); đi khách(quan hệ tình dục); chợ tình (nơi bán dâm); làm việc (quan hệ tình dục); vui vẻ (quan hệ tình dục); bò lạc (con gái bỏ nhà đi hoang); làm thịt (quan hệ tình dục); luộc (lừa); bò non(con gái ăn chơi); đào

(tiếp viên nữ trong các nhà hàng); bãi đáp (nơi hành nghề của gái mại dâm); ăn trái cấm (quan hệ tình dục); qua đêm (quan hệ tình dục); câu(dụ dỗ, câu kéo); nhạy cảm

(bộ phận sinh dục nam); sộp (giàu có, nhiều tiền); tâm sự (quan hệ tình dục); du lịch

(hành động sờ mó); quá đát(nhan sắc không còn mặn mà); “nhảy mồi (gái bán dâm ở vũ trường); hàng (gái mại dâm)…

Từ lóng của nhóm hút xách, nghiện ngập: nàng tiên nâu (thuốc phiện có màu đen); hàng trắng (các chất gây nghiện như ma túy, bạch phiến, heroin); hàng đen

(thuốc phiện); cái chết trắng (chết do ma túy); hàng đá (ma túy tổng hợp); hàng

(thuốc phiện)….

Ngoài ra còn một số từ lóng khác mà tác giả đã sử dụng trong phóng sự để bài viết sinh động hơn như: xộ khám (đi tù); gỡ lịch (đi tù); đốt (tiêu pha tiền của nói chung); nướng (tiêu tiền một cách phung phí); bóc hơi(mất);đẩy(uống); cưa(uống);

diễn (nhảy nhót); trát (lệnh bằng văn bản của quan lại truyền xuống cho dân, cho cấp dưới); chèo (công an); làm luật (đặt ra những luật lệ bắt kẻ khác phải tuân theo); cày

(làm việc một cách vất vả để kiếm sống); (người làm mô giới); dân đầu nậu (kẻ đứng ra bỏ vốn để thầu một công việc nào đó (thường là không lương thiện); nài

(người giữ và thả gà); độ (trận đấu gà); lâm tặc (kẻ phá hoại rừng để khai thác gỗ bất hợp pháp); cẩu tặc (kẻ trộm chó); hàng xáo (người chơi cá cược); độ (làm lại, tu sữa); điêu (gian dối, man trá); kết mô đen (thít) ; chữa cháy (uống nước kèm theo rượu để giảm độ mạnh của cồn)

Từ lóng là một phương tiện tu từ mang lại sắc thái mới cho phóng sự trên báo Công an. Chức năng năng của từ lóng mang lại không thua kém gì các loại phương tiện tu từ khác, từ lóng gợi sự tò mò, gây sự chú ý, thích thú cho độc giả.

3.2.1.3.2 Phân tích

Trong ngôn ngữ, từ lóng tồn tại và hoạt động như một phương tiện giao tiếp đặc biệt, xuất hiện, biến đổi thường xuyên theo từng ngữ cảnh. Từ lóng thường được dùng chủ yếu trong các nhóm xã hội nào đó, tồn tại trong một thời gian và biến mất. Từ lóng xuất hiện với tần số khá cao 112/911 chiếm 12.3 %. Qua quá trình khảo sát, người viết nhận thấy, từ lóng xuất hiện nhiều nhất ở mảng phóng sự điều tra về vụ án hay phản ánh vấn đề tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan….

Ưu điểm khi sử dụng tiếng lóng trong phóng sự sẽ diễn tả hết những ý nghĩa đôi khi từ toàn dân không thể diễn tả hết. Bên cạnh ưu điểm thì cũng có nhược điểm. Đối với những tầng lớp bình dân, không giao tiếp rộng sẽ không hiểu được từ lóng của tác giả đó nói gì, vì thế khi viết phóng sự người viết phải đảm bảo được độc giả có thể hiểu được tác giả đang nói gì qua tiếng lóng đó. Những từ lóng đại công chúng chưa quen thuộc thì phải có có chú thích ở phía sau.

(1) Vừa gõ cửa, từ trong nhà xuất hiện ba đối tượng đi ra. Hai kẻ kè theo dao quắm, tên còn lại cầm đèn pin soi qua lại để tránh trường hợp bị “chèo” (công an) đánh úp.

(Công an,16/10/2012)

Trong ví dụ trên, từ lóng “chèo” hơi xa lạ với độc giả. Trước đây, bọn tội phạm hay gọi công an là “cớm”, người ta quen với cách gọi đó, khi nói đến “cớm” thì hiểu từ đó ám chỉ công an. Nhưng, khi nhắc đến “chèo” nhiều người không biết từ đó ám chỉ là công an nếu như tác giả không chú thích ở phía sau.

Từ lóng là một phương tiện tu từ đặc trưng trong phóng sự trên báo Công an. Sử dụng từ lóng trong phóng sự giúp tác giả dễ dàng diễn đạt những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đồng thời cung cấp cho độc giả những từ có thể thay thế bằng từ bình thường, tránh sự thô tục trong bài viết, làm mất đi tính thẫm mĩ, trách gây ác cảm cho

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 60)