Thống kê phân loạ

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 53 - 60)

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG

3.2.1.1.1 Thống kê phân loạ

Từ láy là loại phương tiện tu từ xuất hiện cao nhất trong phóng sự trên báo Công an, tần số xuất hiện 585/911, chiếm 64.2 %. Trong đó từ láy đôi chiếm số lượng cao nhất, 584/585, chiếm 99.8 %; từ láy ba 1/585, chiếm 0.2 %.

Xét về từ láy đôi, ở góc độ từ láy bộ phận, từ láy âm: 417/584, chiếm 71.4 % (vội vã; lập lờ; phờ phạc; gay gắt; hì hục; mỏng manh; ngột ngạt; nhão nhẹt; hổn hển; ngấu nghiến; sùng sục; rủi ro; sum suê; ráo riết; sụt sùi; mênh mông; săm soi; lũ lượt; ngổn ngang; vạm vỡ; vất vã; vặn vẹo; dễ dàng; lem luốc; nhanh nhẹn; rành rọt; vạ vật; táo tợn; chật chội; hung hăn; hí hửng; ma mãnh; gần gũi; chập chờn; nặng nề; sẵn sàng; rò rỉ; trằn trọc; hôi hám; chặt chẽ; bận bịu; thao thức; thiều thào; lo lắng; xây xát; lượn lờ; mềm mại; nhộn nhịp; san sát; bần bật; rong ruổi; lạnh lùng; riêu rao; nhởn nhơ; thấm thoát; lặng lẽ; lạ lùng; lở loét; nghẹn ngào; ngọt ngào; xôn xao; hớt hãi; chằng chịt; lân la; năn nỉ; trắc trở; sung sướng; chồng chất; nghi ngút; răp rắp; ngấu nghiến; nhăn nhó; nâng niu; tằng tụi; ràn rụa; vĩnh viễn; nháo nhác; bê bết; xì xào; chăm chỉ; thư thái; xộc xệch; thỏ thẻ; ngập ngừng; chua chát; lén lút; vẫy vùng; đông đúc; nhức nhối; tha thiết; thoi thóp; rùng rợn; ma mãnh; ròng rã; nôn nóng; còi cọc; trắng trợn; thẫn thờ; lồng lộn; ngớ ngẩn; phành phạch; quằn quại…)

Láy vần: 109/584, chiếm 18.7 % (lang thang (8); chui nhủi (2); lí nhí; lấm tấm; bồn chồn; bàng hoàng (2); gian nan; lè nhè; lẩn quẩn; soi mói; lận đận; liên miên; lặt vặt (2); triền miên; chưng hửng; bức xúc; lớ ngớ (2); tờ mờ (3); lụp xụp (2); lồm cồm; hoang mang (10); lênh đênh; xô bồ; lộn xộn (3); lui cui; sôi nổi; lờn vờn; vắng lặng; lòng thong (2); luýnh quýnh; đột ngột; lác đác; chạng vạng; lách cách; lờ mờ; lai rai; tỉ mỉ (9); lục đục; lịch thịch; đê mê; sướt mướt; lổm nhổm; cheo leo (2); lưa thưa; tấp nập (4); cao ráo; lung tung (2); lúng túng; bối rối; lẩy bẩy; hổn độn; lố nhố; tỉ mỉ; lẹt xẹt; lúi húi; lai rai; lởn vởn; tò mò (2); lỉnh kỉnh; lù mù; gỏn lọn; chót vót; sơ hở; lao xao; lim dim; quyến luyến; co ro…)

Láy hoàn toàn 58/584, chiếm 9.9 %. Trong đó từ láy hoàn toàn điệp vần xuất hiện 27/58 lần, chiếm 46.5 % (rào rào;phăng phăng; chang chang (3); ong ong; tưng tưng; lăm lăm (2); ồm ồm; rưng rưng (2); đăm đăm (2); xinh xinh; ngà ngà; song song; sương sương; khẹc khẹc; ầm ầm (2); ào ào; phừng phừng; chong chong; nhao nhao; lườm lườm; mãi mãi).

Từ láy hoàn toàn biến thanh, biến vần 31/58, chiếm 53.5 % (ngoan ngoãn (4); sang sảng; xào xáo (2); vời vợi; dửng dưng; nhan nhản; ngấm ngầm; rơm rớm; thui thủi; mảy may (2); im ỉm; the thé; lẳng lặng (3); văng vẳng (2); thăm thẳm; túm tụm; lồ lộ; leo lẻo (3); sưng sửng; nhao nháo; sừng sửng).

Từ láy ba là loại từ xuất hiện thấp nhất, trong 98 bài phóng sự được đăng chỉ có một trường hợp 1/585 (Sạch sành sanh)

3.2.1.1.2 Phân tích

Từ láy là phương tiện tu từ được sử dụng nhiều nhất trong phóng sự trên báo Công an, từ láy có giá trị gợi tả và giá trị biểu cảm. Giá trị gợi tả giúp người đọc cảm nhận và hình dung một cách cụ thể, tinh tế, sống động như âm thanh, hình ảnh màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị.

(1) Khoảng 20 phút, một tốp 15 người lũ lượt rồ ga phóng xe máy phăng phăng

leo dốc.

(Công an, 3/5/2012)

(2) Trưa nắng chang chang nhưng muỗi không ngớt vo ve, tiếng chim cuốc kêu

(Công an, 3/5/2012)

(3) Phía dưới, tiếng máy cưa phát ra ong ong, tiếng cây đổ rào rào.

(Công an, 3/5/2012)

Trong ba ví dụ trên, tác giả đã vận dụng từ láy nhằm tăng giá trị miêu tả cho bài viết. Thông qua từ láy, hình ảnh được gợi lên sống động và hấp dẫn. Trong ví dụ (1), từ láy “lũ lượt” gợi lên sự nối tiếp nhau, từng người này đến người khác; “phăng phăng” thể hiện sự nhanh và liền mạch, không ngắt quảng. Trong ví dụ trên, tác giả đã dùng từ láy để miêu tả những lâm tặc nối tiếp nhau phóng xe leo lên dốc để đốn gỗ. Trong ví dụ (2), miêu tả cảnh thiên nhiên ở công trường, nơi lâm tặc đang cố sức phá rừng. Tuy trời nắng gắt, nhưng các loại côn trùng vẫn hoạt động, âm thanh của các loài côn trùng gợi lên cho độc giả một không gian sâu thẫm và buồn, với tiếng kêu nho nhỏ, đều đều và kéo dài của muỗi – “vo ve”; tiếng chim cuốc “vời vợi” – tiếng kêu vừa cao vừa sâu và vừa xa, gợi lên cho độc giả cảm giác như không sao có thể tới được nơi chim cuốc đang kêu; đặc biệt tác giả đã dùng từ láy “rỉ rả” để miêu tả tiếng kêu của ve và loài ong, “rỉ rả” gợi lên một tiếng kêu không to, không cao, lặp đi lặp lại một cách cách quãng nhưng không đều đều và kéo dài không dứt. Ví dụ (3), tác giả đã miêu tả cảnh lâm tặc ra sức tàn phá rừng, tiếng máy cưa kêu “ong ong”, tiếng cây đỗ “rào rào” cả hai từ láy gợi lên cho người nghe tiếng động liên tiếp nhau và đều đều. Nếu tác giả dùng cách diễn đạt suông, không dùng từ láy để miêu tả thì khung cảnh thiên nhiên sẽ không hiện lên sinh động.

(4) Khoảng 20 vệ sĩ to cao, lượn lờ khắp các bàn có khách đang chơi, đôi mắt

láo liên.

(Công an, 7/6/2012)

(5) Trong khi các bạn cùng lứa, tối tối là tiếng kèn lá, tiếng gậy chọc sàn khiến chó sủa râm ran thì bên nhà ba sơn nữ xinh đẹp này chỉ có tiếng khung cửi lách cách.

(Công an, 19/82012)

Trong ví dụ (4), tác giả đã sử dụng từ láy “lượn lờ, láo liên” rất đắc để miêu tả thái độ làm việc của vệ sĩ trong trường casino ở vùng biên giới giáp nước ta. Các vệ sĩ rất tập trung, thể hiện mình là một vệ sĩ chuyên nghiệp, lượn đi qua rồi lượn lại quanh các bàn casino, đôi mắt đảo qua đảo lại rất nhanh, nhìn khách với vẻ dò xét, để ý từng

cử chỉ của khách để phòng khi có sự cố nhanh chóng giải quyết, tránh tình trạng khách đâm chém nhau. Ở ví dụ (5), tác giả đã sử dụng từ láy để so sánh tình cảnh của ba cô sơn nữ xinh đẹp. Giữa tiếng “chó sủa râm ran” và tiếng “khung cửi lách cách”

tạo nên hai âm thanh hoàn toàn trái ngược nhau. Một bên là âm thanh liên tiếp thành từng đợt, khi to khi nhỏ, vui nhộn còn một bên là âm thanh đanh, gọn và không đều, âm thanh gợi lên không gian buồn. Tác dụng của việc sử dụng từ láy để so sánh không gian nhà của ba cô sơn nữ xinh đẹp và nhà của các bạn cùng trang lứa nhằm nhấn mạnh tình cảnh đáng thương của ba cô sơn nữ. Vì bố là một người nghiện ngập nên các chàng trai trong vùng không ai để ý đến ba cô, mặc dù ba cô là ba bông hoa xinh đẹp nhất vùng trong bản Mường tỉnh B. Thấy nhà các bạn mình có nhiều chàng trai rình rập, tiếng chó sủa râm ran làm lòng các cô đau đớn, buồn chán và không thiết tha với cuộc sống, ba cô gái xinh đẹp đã rủ nhau vào rừng ăn lá ngón để tự tử.

Bên cạnh giá trị gợi tả, thì giá trị biểu cảm của từ láy đem lại không kém phần đặc sắc cho phóng sự trên báo Công an. Giá trị biểu cảm là khả năng biểu đạt thái độ đánh giá, tình cảm của người nói đối với sự vật hiện tượng. Khi biểu đạt một thái độ hay sự đánh giá… tác giả thường sử dụng từ láy để biểu đạt, nhằm tạo ấn tượng mạnh cho độc giả, đồng thời giúp tác giả truyền tải đầy đủ tư tưởng của mình đến người đọc hơn.

(1) Người đến hóng mát, kẻ buôn bán kéo tới xôm tụ nhưng cũng không kém phần xô bồ, nhếch nhác.

(Công an, 20/7/2012)

(2) Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do thuốc BVTV, chất kích thích dư thừa trong rau quả thời gian qua trở nên báo động khiến người tiêu dùng hoang mang.

(Công an, 6/9/2012)

(3) Họ phải tìm ra cách đối phó trong thời buổi kinh tế suy thoái, dân chơi mệt mỏi, ngán ngẩm những trò cũ rích.

(Công an, 15/9/2012)

Trong ba ví dụ trên là ba tâm trạng khác nhau của tác giả muốn gửi đến độc giả trước những hoạt động biến tướng của xã hội. Trong ví dụ (1), tác giả thể hiện quan điểm trước những hoạt động của con người ở phố Tây. Nghe cái tên phố những tưởng

nơi đây chỉ dành cho “tây ba lô” nhưng đó không phải vậy. Đa số đến nơi đây là nam thanh nữ tú Việt Nam, họ đã có những hành động làm phố Tây trở nên xấu trong mắt của mọi người, ngan nhiên nhậu nhẹt, nhảy nhót giữa lòng lề đường, đặc biệt hơn khi ánh đèn phố Tây vừa bật lên, các cô gái Việt đã đua nhau đứng đầy đường, mời gọi khách bán dâm, kẻ bán, người mua làm ùn tắc giao thông, những âm thanh hỗn tạp ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Thông qua hai từ láy “xô bồ; nhếch nhác” tác giả đã bày tỏ thái độ của mình trước những hoạt động ở phố Tây. Mọi thứ lẫn lộn vào một chỗ đủ các loại tốt và xấu khác nhau ở phố Tây, vừa lộn xộn, không theo quy định mà còn lôi thôi, bẩn thiểu không gọn gàng, bỏ mặc ra sao thì ra. Ở ví dụ (2) từ láy “hoang mang” ý nói đến trạng thái tinh thần không yên, lòng tin bị xáo động không biết đúng hay sai và nên xử trí như thế nào cho đúng của người tiêu dùng khi có nhiều vụ ngộ độc rau, củ, trái cây… do chứa thuốc BVTV. Ví dụ (3) tác giả đã thay lời của “dân chơi” nói lên tâm trạng của họ. Trong thời buổi kinh tế suy thoái, dân chơi cảm thấy chán chường, không còn thiết tha, thích thú với những trò cũ rích trong quán bia sex, bia ôm… họ cảm thấy quá thất vọng. Để tạo cho dân chơi không còn cảm giác “ngán ngẩm”, nhiều chủ đã tạo nhiều chiêu trò khác, họ bỏ hẳn quán bia và chuyển sang hình thành một tập đoàn “massage 24/24”.

(4) Sau bốn năm dài ròng rã theo dấu kẻ sát nhân lang bạt khắp nơi, chịu nhiều khó khăn gian khổ, chỉ khi tên tội phạm được đưa ra xét xử, nhiệm vụ hoàn thành, các trinh sát truy nã mới thở phào nhẹ nhõm.

(Công an, 28/9/2012)

Ở ví dụ (4) từ láy “nhẹ nhõm” đã diễn tả đầy đủ tâm trạng của các chiến sĩ công an, qua nhiều năm truy nã kẻ sát nhân, họ đã trải qua nhiều gian khổ cuối cùng cũng đem vụ án ra ánh sáng, kết thúc một vụ án khó như thế ai cũng nhẹ lòng.

Từ láy không chỉ có tác dụng là gợi tả và gợi cảm, sử dụng từ láy có nhiều tác dụng khác. Theo Nguyễn Thiện Giáp, trong quyển Từ và nhận diện từ tiếng Việt ông rút ra một số tác dụng khi sử dụng từ láy trong văn bản. Dựa vào quan điểm của tác giả, người viết rút ra một số tác dụng việc sử dụng từ láy trong phóng sự trên báo Công an sau:

Thứ nhất: dùng từ láy để tạo âm hưởng nhịp nhàng cân đối, dễ đọc, dễ đọng lại trong lòng độc giả hơn:

(1) Con đường ngoằn ngoèo đầy “ổ voi” chạy vắt vẻo qua triền đồi với nhiều khúc cua cùi chỏ, đầy sình lầy, nhão nhoẹt ngập tới 2/3 bánh xe gắn máy, trơn như da lươn.

(Công an, 17/12/2012)

(2) Linh cảm đối tượng đã xuất hiện, các chiến sĩ công an nhanh nhẹn áp sát.

(Công an, 5/5/2012)

(3) Đôi tay mềm mại như múa trên bàn.

(Công an, 7/6/2012)

Đối với ví dụ (1) nêu tác giả diễn tả đó là một con đường quanh co, khó có thể đi qua thì câu văn sẽ không hay và không đọng lại ấn tượng cho người đọc. Chúng tôi nhận thấy, cách tác giả sử dụng từ láy để miêu tả làm câu văn sống động hơn và gây sự thích thú ở người đọc, “ngoằn ngoèo” ý nói có nhiều uốn lượn liên tiếp theo những hướng khác nhau; “vắt vẻo” ý chỉ ở vị trí trên cao nhưng không có thế và không có chỗ dựa chắc chắn tựa như chỉ vắt ngang qua một cái gì đó; “nhão nhẹt” nhão đến mức dính bết lại với nhau. Ở ví dụ (2) từ láy “nhanh nhẹn” sẽ làm độc giả dễ đọc do âm hưởng nhịp nhàng, cân đối, dễ đọng lại hơn từ “nhanh”, các chiến sĩ công an nhanh trong cử chỉ và hành động. Trong ví dụ (3), “mềm mại” ngoài việc làm cho độc giả dễ đọc, dễ đọng lại còn diễn tả được cái kỷ năng chia bài của các tiếp viên ở trường casino với đôi tay vừa mềm và vừa gợi cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc, khi chạm phải.

Thứ hai: để gây ấn tượng mạnh, ta có thể giảm bớt những động từ, tính từ và dùng từ láy làm vị ngữ trong câu:

(1) Trời đã nhá nhem nhưng chợ chim rắn trên đoạn đường dài gần 1km bên phía chân cầu Phú Mỹ (thuộc Q2) vẫn hoạt động nhộn nhịp, chào mời rôm rả.

(Công an, 22/9/2012)

(2) Nhân lạnh lùng lao vào bóp cổ bà Thụ mặc cho người phụ nữ kêu van tha mạng.

(Công an, 2/10/2012)

(3) Lan xinh xắn, trắng trẻo lại ngoan hiền, Hùng ngỏ lời yêu chỉ sau vài lần gặp mặt.

(Công an, 7/12/2012)

Trong ba ví dụ trên, vị ngữ của câu đều là từ láy. Trong ví dụ (1) từ láy “nhá nhem” ý nói bầu trời chưa tối hẳn, còn tranh tối và tranh sáng, không nhìn thấy rõ mọi vật. Ví dụ (2)lạnh lùng” đã nói lên Nhân là một con người thiếu hẳn tình cảm, thiếu thân mật trong quan hệ tiếp xúc với người, với việc. Còn ví dụ (3) thông qua từ láy “xin xắn, trắng trẻo” cho độc giả thấy Lan là một người con gái xinh đẹp, đáng yêu, có làng da đẹp, trắng. Qua ba ví dụ trên, chúng ta thấy cách sử dụng từ láy để làm vị ngữ sẽ gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Trong phóng sự trên báo Công an, từ láy làm vị ngữ được tác giả sử dụng tương đối nhiều.

Thứ ba: đặt từ láy ở đầu câu (vị trí nhấn mạnh) thì ấn tượng càng mạnh:

(1) May mắn lúc đó có anh bộ đội đi ngang qua phát hiện được nên tìm cách cứu.

(Công an, 12/11/2012)

(2) Cộm cán, ngổ ngáo, tiếng tăm của Nguyễn Văn Hoàn đã vượt khỏi địa phương.

(Công an, 15/11/2012)

(3) Tờ mờ sáng 10-6-1991, anh Lành - một người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt cá - miệt mài thả xuồng, chèo dọc nhánh sông Cầu Đôi, rồi rẽ vào rạch Cầu.

(Công an, 1/9/2012)

Cách đặt từ láy ngay đầu câu gây ấn tượng càng mạnh hơn cách sử dụng từ láy làm vị ngữ. Cách đặt từ láy ở đầu câu xuất hiện rất ít trong phóng sự. Bên cạnh gây ấn tượng mạnh cho người đọc, cách sử dụng từ láy ở đầu câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm, tính chất nào đó của đối tượng để cho độc giả dễ dàng tiếp thu. Ở ví dụ (1) từ “may mắn” ở đầu câu để nhấn mạnh nhân vật Thăng trong bài phóng sự gặp được dịp tốt, dịp may. Sau khi sát hại người yêu, Thăng tự sát theo người tình, tuy nhiên trong lòng Thăng trổi dậy, khao khát sự sống, từ trong lùm cây Thăng cố bò ra ngoài lộ, mặt mưa to và máu chảy càng nhiều. Lúc đó có anh bộ đội đi ngang qua và đã đưa Thăng vào bệnh viện. Nhờ anh bộ đội Thăng đã sống sót, tuy nhiên tội giết người vẫn không tránh khỏi, Thăng lãnh mức án 20 năm tù giam đền tội lỗi mình gây ra. Ở ví dụ (2) nhấn mạnh cho độc giả biết, Nguyễn Văn Hoàn là một trùm giang hồ khét tiếng, một tên

giang hồ hùng hổ, ngang ngược, trắng trợn, tiếng tâm của hắn vang xa khắp các vùng, nhắc đến hắn ai cũng nghĩ đến một tên tội phạm có nhiều tội danh, có cả một kho hàng nóng, từ súng tiểu liên AK, súng ngắn quân dụng, súng săn đến bơm, lựu đạn. Còn ở ví dụ (3), trong câu có hai vế, tác giả đã sử dụng hai từ láy đặt ở đầu hai vế câu, vế đầu bổ sung nghĩa cho vế sau, từ láy “tờ mờ” kết hợp với từ “miệt mài” làm cho hình ảnh người nông dân nổi bật lên trong mắt của độc giả. Khi trời mới bắt đầu sáng, cảnh vật xung quanh vẫn còn trong tình trạng mờ ảo, anh Lành đã chèo xuồng đi đánh cá. Từ “miệt mài” mà tác giả sử dụng đã nói lên anh là một người luôn tập trung trong công

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 53 - 60)