Cuộc sống đời thường

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: PHÓNG SỰ TRÊN BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN 2.1 Đôi nét về báo Công an và phóng sự trên báo Công an nhân dân

2.2.3 Cuộc sống đời thường

Mảng đề tài Cuộc sống đời thường luôn chiếm được tình cảm của độc giả, hầu như ai cũng quan tâm, yêu thích mảng phóng sự này. Các bài viết về đề tài này là những bài phóng sự phản ánh những góc khuất trong tâm hồn của con người, những người có hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống đầy gian truân, nhưng ở họ có một nghị lực phi thường để vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra tác giả còn phản ánh những con người làm công việc thầm lặng, đối với xã hội ít nhiều gì họ bị khinh rẻ, nhưng đối với những con người này luôn có một cái tâm trong sáng, luôn nghĩ cho cuộc sống của mọi người, mặc ai nghĩ sao thì nghĩ. Để làm được như thế không phải là chuyện dễ dàng, có thật sự yêu nghề họ mới theo đuổi suốt cuộc đời và vận động con cháu của họ đi theo nghiệp của mình, dù số tiền lương nhận được hàng tháng rất ít ỏi, nguy hiểm, bệnh tật đang rình rập bên họ hằng ngày. Các bài viết về đề tài này đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng, nhiều suy nghĩ về tình người và tình đời.

Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012, ở mảng đề tài Cuộc sống đời thường có 4 bài được đăng: Gặp người phụ nữ còng lưng quét rác cho quan nhậu; Giang hồ nhí ở cầu Bình Triệu; Sống cùng biển; Những người sống trong lòng đất.

Phóng sự Giang hồ nhí ở cầu Bình Triệu đem lại cho người đọc nhiều cảm xúc, thương cho số phận những bé thơ đang lâm vào con đường tâm tối. Do không cha không mẹ, hay cha mẹ bất hòa không quan tâm đến con cái, không ai dạy dỗ nên những đứa trẻ này bỏ nhà đi hoang, chúng tập hợp lại dưới cầu Bình Triệu. Các em bị những kẻ buôn ma túy dụ dỗ, bán hàng trắng. Những “Giang hồ nhí ở cầu Bình Triệu” tập hút chích ma túy, nếu không có tiền thì hít thứ keo chó (theo các em thì thứ keo đó cũng tương tự như ma túy, hít vào rất phê). Ở tuổi các em phải lo ăn, lo học, nhưng các em tập tành cuộc sống người lớn, yêu đương theo bầy đàn, có thể yêu bất cứ ai trong số đó. Đọc phóng sự này, người đọc cảm thông và thương xót cho các em. Hoàn cảnh đã đẩy các em vào con đường tối tâm, không lối thoát. Chỉ vì một phút nông nổi của trẻ con mà các em đã đánh mất đi tương lai của mình. Nếu như cộng đồng không dang tay ra giúp đỡ thì các em sẽ không có lối để quay về. Với hai kỳ, tác giả mang lại cho

người đọc nhiều suy nghĩ. Kỳ một của bài phóng sự, tác giả kể về tính cách, tính tình, cuộc sống hằng ngày của các em ở chân cầu Bình Triệu. Kỳ hai, tác giả lí giải nguyên nhân đã đẩy các em vào con đường như thế, đồng thời kể về sự giúp đỡ của cộng đồng để các em quay về hướng tốt. Nhờ sự khuyên bảo, giúp đỡ của cộng đồng, tổ chức, các em đã thay đổi, cố gắng học tập làm người có ích cho xã hội. Tránh xa các cám dỗ trong cuộc sống. Qua phóng sự này, hi vọng gia đình hãy quan tâm đến con mình hơn để các em trở thành người tốt, người có ích cho xã hội.

Sống cùng biển viết về những người con yêu quê hương đất nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa cách đây 24 năm. Người thân của liệt sĩ hôm nay vẫn đau thương, tiếc nuối nhưng đầy tự hào về những người con của mình. Qua phóng sự này, Hoàng Quân đã cho độc giả hiểu biết thêm về tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt của những con người ở tỉnh Quảng Bình.

Người dân ở thôn Cửa Thôn luôn luôn bắt gặp hình ảnh một người mẹ già chiều nào cũng ra bờ biển ngồi nhìn về phía xa như đang trông ngóng con trai (Trương Văn Hướng (SN 1964)) quay về. Đối với cụ (Trương Thị Ngừ (79 tuổi)) không bao giờ nguôi ngoai nỗi đau mất con, dù đã 24 năm trôi qua, bà vẫn không quên được nỗi đau này. “Con mẹ hy sinh khi cũng bằng tuổi các con. Ngày đám tang, không có xác con, mẹ nhờ người làm hình nộm bỏ vào quan tài mang đi chôn. Thân xác con phiêu dạt nơi mô trên biển thì về với mẹ”.

Sự hi sinh của liệt sĩ Hoàng Văn Túy (SN 1966, ở thôn Tân Định) là nỗi đau lớn nhất nhưng lại là niềm vinh dự nhất đối với gia đình. “Nhìn thấy các chú đây tui nhớ con lắm! Nó hy sinh, tui đau xót lắm nhưng rất tự hào vì nó cùng đồng đội dũng cảm chống lại giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc”.

Nhắc đến xã Hải Ninh, ai cũng biết đây là một xã có truyền thống cách mạng. Xã có nhiều người đã và đang tham gia nghĩa vụ quân sự trên biển. Trong đó có một tâm gương tiêu biểu khiến người dân ở đây khâm phục và noi theo. Anh Nguyễn Văn Linh (26 tuổi) đã tình nguyện viết đơn đi bộ đội, hi vọng mình có thể đóng góp một phần công sức trong việc bảo về biển đảo quê hương.“Tôi nghĩ mình đã lớn nhưng chưa làm được việc gì có ích. Năm 2007, tôi viết đơn gửi đến xã và một năm sau trúng tuyển vào Đại đội 8, Tiểu đoàn 887 - Trung đoàn 83 Hải quân”

Linh tâm sự “mỗi chuyến đi là trách nhiệm cao cả với từng chiến sĩ trẻ. Sống ở đảo gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các anh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng mọi tư thế trong mọi tình huống vì chủ quyền Tổ quốc. Mỗi lần qua đảo nơi các cán bộ đã hi sinh, nghe kể về các anh hùng đã ôm chặt lấy lá cờ Tổ quốc trước sự vây bắn của kẻ thù rồi các anh ngã xuống, máu thấm đẫm lá cờ, ai nấy đều tự hào và cố gắng sẽ cống hiến tuổi trẻ của mình đối với biển đảo”.

Sự hi sinh, mất mác của nhiều gia đình ở tỉnh Quảng Bình, chẳng những không làm cho các chiến sĩ ở đây sợ mà còn làm cho hàng ngàn người, hàng ngàn chiến sĩ vẫn tiếp tục vượt sóng ra Trường Sa, giữ chủ quyền và xây dựng đảo. Những giọt máu, sự hi sinh của các anh hùng càng tiếp lửa ý chí, quyết tâm cho họ và những thế hệ trẻ mai sau để xây dựng, bảo vệ từng tấc đất, từng hòn đảo... Vì đó là chủ quyền đất nước, sự sống còn của dân tộc. Qua phóng sự này tác giả đã ít nhiều gợi lên trong lòng bạn đọc tình yêu quê hương đất nước. Hi vọng tuổi trẻ hiện nay sẽ tiếp nối những người đi trước, cùng nhau bảo vệ quê hương, đất nước. Dù đang ở trong thời bình, tuổi trẻ vẫn phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng khi đất nước lâm nguy.

Để có một thành phố đẹp, trong lành không thể không nhắc đến những người hi sinh thầm lặng để làm đẹp bộ mặt đô thị. Có thật sự yêu nghề họ mới chấp nhận cái nghề không mấy người tôn trọng. Gặp người phụ nữ còng lưng quét rác cho quan nhậu, ngay tiêu đề của bài phóng sự đã gợi lên cho độc giả nhiều suy nghĩ. Phóng sự phản ánh việc Chủ tịch UBND thị trấn Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu chiếm dụng hơn 12 triệu đồng của người quét rác (bà Nguyễn Thị Điệp (64 tuổi)). Hoàn cảnh của bà Điệp rất thương tâm, nhà nghèo, bà lấy chồng sớm trong thời chiến tranh, người chồng hi sinh để lại bốn con thơ. Bà đi thêm bước nữa với một anh bộ độ, hai vợ chồng sống nghề “cạp đất” để kiếm cái ăn. Nghề “cạp đất” cũng có ngày “không còn đất để mà cạp” bà chuyển sang quét rác, chẻ củi, nấu cơm cho người khác. Thấy bà Điệp không nhà không cửa, lang thang kiếm sống, UBND thị trấn Gành Hào nhận bà vào quét rác tại chợ đêm kiêm luôn trông coi nhà vệ sinh công cộng. Công việc quét rác bà được trả 300000 đồng/ tháng, không đủ chi tiêu, vậy mà … cứ vài ngày lại mất chổi, mất kỵ hốt rác. “Chú coi một cây chổi bây giờ 12.000 đồng rồi, tháng nào cũng tốn đến cả chục cây mất đến 120.000 đồng”. Có hôm bị bệnh, bà phải thuê người ta quét với giá 30.000 đồng/ngày. “Xót tiền, nhưng trên đôi vai mình đang đảm nhiệm trọng trách

của người làm đẹp bộ mặt thị trấn nên bà cũng đành chấp nhận”. Nhưng bà đâu ngờ, hằng ngày bà còng lưng quét rác, để cho quan … nhậu. Trong khi đó cả nhà bà lại hứng chịu cái đói, cái nắng, cái rét do không nhà không cửa.

Những người sống trong lòng đất là phóng sự viết về đời sống công nhân thông cống. Nhiệm vụ của công nhân thông cống là phải hốt sạch chất thải trong ống cống, để xe tải chuyển đến khu vực xả thải. Để làm được công việc này không phải là chuyện dễ, bởi công việc rất nặng nhọc và nguy hiểm. Có nhiều công nhân mắc nhiều bệnh, nhẹ nhất là bị dộp da bàn chân, nặng hơn bị phổi vì thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi loại khí.

Đa số các công nhân nhận định, điều khó khăn nhất với họ là việc xử lí rác thải trên những con đường có nhiều nắp hố ga ở gần các quán xá bị người buôn bán che bạt, bịt kín để không còn mùi hôi. Khi mưa xuống họ lại không tháo dỡ, khiến nước mưa không kịp thoát xuống gây úng ngập. Một số hộ bán bún bò thi nhau trút bún thừa xuống miệng hố ga, tạo nên mùi chua lè trong lòng cống. “Ở các điểm cống ngập thì mùi xú uế còn đỡ chứ ở cống khô, không có nước mùi nặng hơn bội phần”.

Công việc thông cống quả thật rất khó khăn, vất vả, nguy hiểm. Nhưng vì yêu nghề, với mục đích làm đẹp cho đô thị họ không ngại gian lao. Hầu hết công việc thông cống được cha truyền con nối, thế hệ này về hưu thì thế hệ khác nối tiếp, những người đi trước lại vận động con cháu xung phong làm cái nghề hi sinh thầm lặng nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội.

Một phần của tài liệu nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo công an nhân dân (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)