KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG (Trang 75 - 78)

- Tiếp cận và tìm cách thức huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm như vay vốn ngân hàng, huy động từ cán bộ công nhân viên, các đối tác chiến lược.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu về sự hình thành, hoạt động sản xuất kinh doanh, những số liệu về doanh thu và thống kê về các hoạt động PR cụ thể tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Nguyễn Hoàng đã cho ta thấy được kết quả hoạt động cũng như vai trò quan trọng của công ty trong sự phát triển chung của ngành CNTT.

Đề tài đã hệ thống hoá lý luận cơ bản về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại Doanh nghiệp nói chung và NHG nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời làm rõ được các hoạt động PR tại công ty trong thời gian vừa qua. Từ đó đánh giá mặt tích cực và tồn tại, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty.

Nguyễn Hoàng là một công ty lớn với thị phần khá cao trên thị trường, thương hiệu công ty được nhiều người biết đến với lượng sản phẩm phong phú, đa dạng về chủng loại của các nhà cung cấp các sản phẩm CNTT hàng đầu như: Intel, HP, Canon, Acer,… phù hợp với từng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là các dịch vụ đầy sức sáng tạo, là ý tưởng tiên phong hàng đầu trong cung cấp các giải pháp tích hợp hệ thống và theo dõi, chăm sóc tối đa quá trình hoạt động của “bệnh nhân Máy tính”. Hàng hoá được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước. Công ty cũng có những chính sách ưu đãi lớn nhằm mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách rộng khắp vào các dịp Lễ lớn.

Tuy nhiên, công tác PR về NHG còn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, chưa chú trọng nhiều đến các mảng khác mà chỉ mới thực hiện thông qua các hoạt

Do thời gian khảo sát và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên có những thiếu sót trong khi thực hiện đề tài, rất mong được sự góp ý của Quý thầy cô, các Cán bộ trong công ty và bạn bè quan tâm đến đề tài này, nhằm bổ sung cho đề tài càng hoàn thiện hơn.

5.2. Khuyến nghị

5.2.1. Đối với Nhà nước

Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, Nhà nước cần có những công tác bảo vệ thương hiệu cho các công ty đã đăng kí bảo hộ nhãn hiệu nhằm giúp các DN giải quyết các vấn đề khó khăn ở tầm vĩ mô. Qua đó, các DN có thể được bảo vệ nhãn hiệu, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn ngập trên thị trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty.

Tuy các đạo luật về Quyền Sở hữu trí tuệ đã được ban hành nhưng còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và các hình phạt được áp dụng mới chỉ ở mức nhẹ như tịch thu sản phẩm không cho sản xuất nữa hoạt phạt tiền rất ít. Chính vì điều này làm cho hàng nhái kém chất lượng tiếp tục tràn lan trên thị trường và ảnh hưởng rất nhiều đến các thương hiệu vốn đã nổi tiếng từ lâu đời. Vì vậy các Đạo luật mới ra đời cần có những biện pháp chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho DN và cho người tiêu dùng.

Ngân sách chi cho quảng cáo bị khống chế ở mức tối thiểu, chỉ bằng 7% Doanh thu, điều này đã ngăn cản không nhỏ đến chiến lược quảng bá thương hiệu cho sản phẩm và DN.

Nhà nước cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin trên thị trường về sự phát triển và nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ CNTT, qua đó sẽ giúp các DN đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này nhằm đưa con người đến với kỉ nguyên mới: kỉ nguyên CNTT.

5.2.2. Đối với Doanh nghiệp

Công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước và tìm kiếm thị trường mới.

Luôn tạo điều kiện cho các nhân viên được học tập và nâng cao các kiến thức chuyên môn tạo ra đội ngũ vững chắc, có năng lực chuyên môn sâu về lĩnh vực Marketing cho tất cả các nhân viên từ cấp thấp nhất.

Bộ phận nghiên cứu và hoạch định chiến lược:

• Nghiên cứu người tiêu dùng: nghiên cứu động thái mua hàng, đặc tính và động cơ mua hàng của họ

• Nghiên cứu thị trường để tìm ra thị trường mục tiêu mà công ty chú trọng nhắm đến để gia tăng thị phần

• Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và các chiến lược Marketing của họ, từ đó rút ra điểm mạnh yếu của công ty.

Bộ phận PR:

• Nhiệm vụ: truyền đạt thông tin, cố vấn hoạch định chiến lược, mở rộng mối quan hệ và nâng cao uy tín của công ty, lập kế hoạch cho chiến dịch tổ chức sự kiện, phát triển trang web, xử lý khủng hoảng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG (Trang 75 - 78)