Chiêu thị cổ động

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG (Trang 34 - 36)

Chiến lược chiêu thị bao gồm sự phối hợp bốn hoạt động sau: Quảng cáo , K

* Quảng cáo

Mục đích là thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hay củng cố thái độ và niềm tin tưởng của người tiêu thụ, tăng lòng ham muốn và đi đến hành động mua và trung thành với thương hiệu.

Nguyên tắc của quảng cáo là theo trình tự A.I.D.A

Hình 3.3. Nguyên tắc quảng cáo trình tự A.I.D.A

Nguồn: Marketing căn bản - Trần Đình Lý Có nhiều phương tiện chọn lựa để quảng cáo: truyền hình, báo, tạp chí, phim, áp phích,… Sau quảng cáo cần đánh giá hiệu quả của quảng cáo.

* Khuyến mãi

Bao gồm nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị trường, đáp ứng nhanh và mạnh hơn đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty, hầu hết các công ty đều sử dụng dịch vụ này. Khi một thương hiệu được đẩy mạnh bằng khuyến mãi quá nhiều có thể làm hình ảnh của nó lu mờ đi. Khuyến mãi hữu hiệu nhất là đi kèm quảng cáo và chào hàng.

* Tuyên truyền:

Tuyên truyền là một hoạt động nhằm thuyết phục quần chúng thông qua các phương tiện thông tin để hướng dẫn quần chúng hành động theo mục tiêu đặt ra nhằm đạt một mục đích nhất định nào đó. Tạo sựchú ý Attention Sự thích thú Interest Sự ham muốn Desire Hành động mua Action 26

Các DN thường sử dụng hình thức tuyên truyền để cho các khách hàng biết về sản phẩm, dịch vụ của họ, về các giá trị mà nó mang lại, thông qua đó có thể hiểu biết thêm về những nhu cầu mới phát sinh để kịp thời đáp ứng đầy đủ.

Muốn tuyên truyền có chất lượng, có hiệu quả thì bản thân doanh nghiệp phải tích cực trong quá trình đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phải vươn lên nâng cao sức cạnh tranh của mình

* Quan hệ công chúng (PR)

Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ. …Quan hệ công chúng bao gồm sự quản lý những vấn đề hay sự kiện mà tổ chức cần phải nắm được dư luận của quần chúng và có trách nhiệm thông tin cho họ.

Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả các DN, tổ chức hoặc cá nhân - những người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của mình đối với những đối tượng nhất định. Tuỳ vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với cộng đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hiện hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi Hoa hậu, các Hội chợ triển lãm tầm cỡ... Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bật và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Dựa vào các số liệu thứ cấp đã có sẵn

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG (Trang 34 - 36)