Cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG (Trang 39 - 41)

Khi nhìn thấy thị trường máy tính Việt Nam với trên 90% máy là không có thương hiệu, và đa phần cũng không có sự cam kết về dịch vụ hậu mãi cho khách hàng

một cách nghiêm túc nên rất nhiều khách hàng khi đã lỡ mua phải sản phẩm của những đơn vị này ở tình thế dở khóc dở cười nên năm 2003, NHG đã chính thức đưa mô hình Bệnh viện máy tính ra thử nghiệm và gặt hái được nhiều thành công ngoài dự kiến. Vì vậy, năm 2005 NHG chính thức cho ra đời Công ty Cổ phần Bệnh viện Máy tính quốc tế iCARE, sau gần 2 năm hoạt động, iCARE đã có quy mô vốn điều lệ là 20 tỷ và khoảng 200 nhân viên và 3 phân viện đã sửa chữa, bảo trì cho khoảng 45.000 máy tính và là đối tác của khoảng 200 DN có hợp đồng dài hạn và hiện nay là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, bảo trì, bảo hành hệ thống. Với nền tảng và lợi thế này, NHG quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ này để chiếm lĩnh khoảng 50% trên thị phần cả nước và là “sân sau” cho việc phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm ICT của Nguyễn Hoàng.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu4.2.1. Thương hiệu và cảm xúc 4.2.1. Thương hiệu và cảm xúc

- Từ người tiêu dùng đến người bình thường: một khi sản phẩm mà DN tung ra, thông qua các hoạt động quảng bá mà chủ yếu là chiêu thị cổ động, người tiêu dùng biết được sản phẩm của DN, và nếu nó để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng thì thương hiệu sản phẩm đó coi như đã thành công được một phần.

- Từ sản phẩm đến trải nghiệm toàn diện: nếu người tiêu dùng họ chấp nhận dùng thử sản phẩm, và sau một thời gian, khi có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm cũng như an tâm về cam kết chất lượng của DN, họ sẽ có mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm và từ đó cảm nhận mình đã nhận thấy được các giá trị mà nó mang lại.

- Từ trung thực đến tin tưởng: do đã nhìn thấy sứ mệnh của DN là mang đến cho người tiêu dùng những tiện ích hữu hiệu nhất hài hoà với chất lượng sản phẩm mà DN đã cam kết, họ dễ dàng tin tưởng nhận thức của mình là đúng và tiếp tục phát huy.

- Từ chất lượng đến ưa chuộng: khi một sản phẩm có một vị trí nhất định về chất lượng trong lòng khách hàng thì họ sẽ có mong muốn gắn bó với thương hiệu đó.

- Từ sự nổi tiếng đến niềm ước ao: đó là mong muốn sở hữu và trải nghiệm sản phẩm.

- Từ tên tuổi đến tính cách: mỗi một thương hiệu gắn liền với những mục tiêu đem đến sự thoả mãn cho khách hàng khác nhau. Khi nói đến Nokia, ta hình dung

ngay chiếc điện thoại siêu bền, trong khi đó khi nhắc đến Samsung, những người theo phong cách sẽ rất thích, còn với Motorola thì hợp với túi tiền của những người có mức thu nhập bình dân.

- Từ chức năng đến cảm nhận: cảm nhận ở các mức độ thoả mãn khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu mà DN cam kết sẽ mang đến cho khách hàng. Đó chính là cảm giác an tâm khi sử dụng sản phẩm hoặc có thể là sành điệu hơn khi sử dụng sản phẩm mang thương hiệu đó so với sản phẩm cùng loại.

4.2.2. Quản trị hình ảnh và thương hiệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGUYỄN HOÀNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w