- Tiếp cận và tìm cách thức huy động vốn hiệu quả, tiết kiệm như vay vốn ngân hàng, huy động từ cán bộ công nhân viên, các đối tác chiến lược.
d. Chú trọng việc đăng kí bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước
4.10.6. Giải pháp về kế hoạch, định hướng xây dựng Thương hiệu trong ngắn hạn và dài hạn:
ngắn hạn và dài hạn:
* Trong dài hạn: 5 năm Mục tiêu:
• Xây dựng được một Thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà còn là tiền đề vững chắc cho việc vươn tầm phát triển ra thế giới
• Không chỉ là một thương hiệu mạnh, NHG còn là một thương hiệu năng động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực nhất là nguồn nhân lực, tạo được ưu thế từ USP đã thiết lập.
* Trong ngắn hạn: năm 2008
Chọn năm 2008 là năm Thương hiệu nhằm đặt viên gạch xây dựng Thương hiệu Tổng Công ty một cách bài bản đầu tiên. Các việc cần làm trong năm là:
• Thiết lập một kế hoạch xây dựng Thương hiệu cụ thể rõ ràng, bám sát theo một chương trình đã rút ra.
• Điều chỉnh, sửa đổi các vấn đề về cơ cấu, hành chính, nhân sự cho phù hợp theo các nghiên cứu, giải pháp đã thiết lập và phù hợp với định hướng phát triển Thương hiệu đã vạch ra.
• Xây dựng và thực hiện một chương trình PR lớn, có ý nghĩa và mang tính định kỳ nhằm tạo dấu ấn Thương hiệu và tạo lập hình ảnh Thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
• Bắt đầu việc nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp để thu thập những nguồn thông tin chính xác, khách quan hơn.
Cụ thể sau đây là kế hoạch chương trình PR định kỳ hàng năm
Tên chương trình: cuộc thi “ Đi tìm Tài Năng Tin Học” miền Đông Nam Bộ 2008
1. Đánh giá tình hình:
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu đã mang đến cho các doanh nghiệp những cơ hội lớn để phát triển công ty lên một tầm cao mới và mở rộng thị trường xuyên quốc gia. Tuy nhiên tham gia vào nền kinh tế toàn cầu không tranh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với nhau hay giữa các tập đoàn lớn trên thế giới để khẳng định một thương hiệu tầm cỡ và mở rộng thị trường sang những châu lục khác.
Để tăng khả năng cạnh tranh thì giải pháp cơ bản mà mỗi doanh nghiệp đều biết đến là nâng cao chất lượng sản phẩm, sự lôi cuốn về mẫu mã, giá cả hợp lý và uy tính của thương hiệu. Đó là những vấn đề tối thiểu để các doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Ngoài hoạt động Marketing nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, kích thích nhu cầu của khách hàng thì hoạt động PR (Public Relation) là một giải pháp tối ưu nhằm xây dựng và khẳng định thương hiệu của mỗi công ty. Mặc dù hoạt động PR ở những công ty lớn trên thế giới được xem là công cụ hàng đầu nhằm xây dựng thương hiệu cho họ thì ở Việt Nam, PR chưa được đặt vào đúng tầm vị trí quan trọng của nó trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.
NHG - một công ty hàng đầu về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về công nghệ thông tin tại Việt Nam. Tuy chỉ mới thành lập trong vòng 9 năm nhưng NHG đã tạo dựng được một thương hiệu mạnh và vững chắc tại thị trường trong nước.
Và trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, một xu hướng chung mà các công ty lớn chọn lựa nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và mở rộng thị phần của mình đó chính là “ đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh”. Giải pháp này giúp cho các doanh nghiệp có thể phân tán rủi ro ra các lĩnh vực khác nhau và họ có thể có thêm nhiều khách hàng hơn trong một lĩnh vực mới mà họ lựa chọn.
Chính vì thế mà NHG đã đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh của mình. Cụ thể hiện tại NHG gồm 5 công ty con: Siêu thị máy tính IC ThardWare, bệnh viện máy tính iCARE, trung tâm đào tạo nhân lực về lĩnh vực công nghệ thông tin iSPACE, nhà máy sản xuất máy tính VIBIRD, công cụ tìm kiếm MONAVA. Do đó các hoạt động PR của NHG trước đây cũng không mang tính đồng bộ, thống nhất, chưa thực sự quy mô.
Chính vì thế, một yêu cầu thiết yếu được đặt ra là NHG phải đề ra một chiến lược PR tổng thể mang tính chủ đạo và thực sự quy mô để thương hiệu NHG luôn dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam và tạo được sự tín nhiệm tuyệt đối trong lòng khách hàng. Đó chính là cơ sở và nền tảng để NHG mở rộng thị trường ra các quốc gia khác và để khẳng định một thương hiệu Việt thực sự vững mạnh trên thế giới.
2. Mục tiêu:
• Khôi phục niềm tin, xoá bỏ những hoài nghi, ngờ vực của khách hàng mục tiêu về sản phẩm dịch vụ của công ty.
• Xây dựng Thương hiệu Tổng công ty một cách nhất quán, đồng bộ
• Tìm kiếm nhằm bồi dưỡng, giúp đỡ các tài năng tin học phát huy khả năng, định hướng nghề nghiệp trong tương lai
• Để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu NHG thì hoạt động PR phải đi liền với những hoạt động mang tính chất vì lợi ích cộng đồng hay vì một nhóm đối tượng nào đó mà chúng ta quan tâm đến.
• Chuyển đổi trạng thái của những khách hàng từ chỗ chưa có nhu cầu, chưa có thông tin, thiếu thông tin, chưa đủ niềm tin vào sản phẩm hay dịch vụ sang trạng thái lạc quan hơn là khách hàng quan tâm đến sản phẩm, nắm thông tin đầy đủ và có niềm tin vào sản phẩm hay thương hiệu của sản phẩm đó.
• Duy trì họat động PR mang tính định kỳ và dài hạn như kiểu “ mưa dầm thấm lâu” để làm cho khách hàng có những ấn tượng và suy nghĩ tích cực về sản phẩm và dịch vụ hay chính là những cảm nhận tốt về thương hiệu của chúng ta.
• Làm tăng doanh thu của công ty: Khi họat động PR thực sự mang lại hiểu quả thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã xây dựng thành công thương hiệu của công ty, điều đó càng làm cho số lượng khách hàng hiểu biết và có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của công ty tăng lên sẽ đóng góp tích cực trong vấn đề tăng doanh thu và lợi nhuận trong công ty đó.
3. Nhóm đối tượng nhắm đến:
Đối tượng tham gia: học sinh cấp 3 của tất cả các trường PTTH tại 6 tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ.
Đối tượng truyền thông: tập hợp khách hàng mục tiêu của các công ty thành viên có độ tuổi 15-60. Đối tượng chủ yếu vẫn là khách hàng ở thành thị (bởi vì phần lớn các cơ sở vật chất kỹ thuật đều đặt ở đây)
4. Giới thiệu nội dung chương trình:
Đây là một hoạt động tổ chức sự kiện và tài trợ dưới hình thức là một cuộc thi học thuật có tính sáng tạo cao
Nội dung cụ thể như sau:
Thông điệp chính: Đồng hành cùng bạn trên con đường khám phá và phát huy khả năng tin học bản thân, Cùng ươm mầm tài năng tin học Việt.
Cuộc thi được thực hiện định kỳ hàng năm từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7, trải qua 3 vòng :
* Vòng 1: “Trắc nghiệm kiến thức"
• Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy tính
• Nội dung thi: Gồm 60 câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức cơ bản CNTT, kỹ năng sáng tạo, tư duy logic…
• Thời gian thi: Thời lượng làm bài : 120 phút Thời gian thi: 8h00 ngày 1/6/2008
• Địa điểm thi: Tổ chức thi tại 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ: Tp. HCM, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Tinh Đồng Nai, Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Bình Phước.
• Tiêu chí đánh giá: mỗi câu hỏi trắc nghiệm đúng chính xác sẽ được 1 điểm. BGK sẽ chọn ra 90 thí sinh theo thang điểm lấy từ trên xuống dưới đến khi đủ chỉ tiêu.
* Vòng 2: “ Thử thách”
• Hình thức thi:
Làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính và kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức Tin học, kỹ năng sáng tạo của mỗi thí sinh trên giấy.
• Nội dung thi: Gồm 2 phần thi:
Phần1: Thí sinh sẽ giải quyết 20 câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính trong vòng 30 phút.
Phần 2: Kiểm tra khả năng vận dụng CNTT vào trong thực tế
+Thí sinh sẽ thiết kế một sản phẩm CNTT(Mang tính lý thuyết): trình bày ý tưởng về sản phẩm và những ứng dụng vào thực tế(trình bày trên giấy).
• Thời gian thi: Diễn ra trong vòng 150 phút Ngày thi dự kiến: 15/06/08
• Địa điểm thi: tại Tp. HCM
• Tiêu chí đánh giá: sẽ dựa theo tổng điểm của mỗi thí sinh qua hai phần thi, lấy 15 chỉ tiêu theo thang điểm từ trên xuông dưới.
* Vòng 3: “Đỉnh Vinh Quang”
• Hình thức thi: Chia làm 5 đội, mỗi đội 3 thành viên Thi vấn đáp trực tiếp và thi hùng biện.
• Nội dung thi:
+Phần 1: Các đội sẽ rung chuông giành quyền trả lời 10 câu hỏi do ban tổ chức đưa ra và kèm theo phần giải thích cho câu trả lời của mình. Mỗi câu trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm, nếu sai sẽ bị trừ 5 điểm(Cho đội rung chuông giành quyền ưu tiên)
+Phần 2: Phần thi thiết kế Logo cho nhà tài trợ chính của chương trình là NHG và trình bày ý tưởng về Logo do đội mình thiết kế.
Mỗi đội sẽ có 20 phút chuẩn bị cho phần trình bày của mình và họ phải có nhiệm vụ làm rõ những thắc mắc của ban giam khảo và thuyết phục họ đồng ý với ý tưởng của mình
+Phần 3: “Về đích” Ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống
Mỗi đội sẽ trình bày một ý tưởng mới về ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống.
Ý tưởng đó phải khả thi nghĩa là có thể hiện thực hoá ý tưởng do mỗi đội đưa ra.
Mỗi đội sẽ cử một người đại diện lên trình bày ý tưởng của đội mình trước BGK và giải đáp những ý kiến phản biện từ BGK.
• Thời gian thi: 8h00 ngày 30/06/08
• Địa điểm thi: Tại Tp.HCM
• Tiêu chí đánh giá: Dựa vào tổng điểm qua ba phần thi do BGK đánh giá, nhưng BGK sẽ ưu tiên cho đội có ý tưởng hay nhất, có tính khả thi nhất và có phần lý luận hợp lý nhất.
Cơ cấu giải thưởng:
Một giải nhất cho đội xuất sắc nhất ở vòng 3: tổng trị giá (tài sản và tiền mặt) là 50Triệu
Giải nhì: 30 Triệu Giải ba: 20 Triệu
Giải thí sinh xuất sắc nhất: 10 Triệu 5.Lựa chọn phương tiện truyền thông:
Về phương tiện quảng bá cuộc thi thì chủ yếu là các panô, áp phích, tờ bướm đối với truyền thông cho đối tượng tham gia; các báo, đài đối với truyền thông cho đối tượng truyền thông.
Trong khi và sau khi cuộc thi diễn ra thì phương tiện truyền thông chủ yếu là các báo có số lượng phát hành lớn hoặc báo chuyên môn như: Tuổi trẻ, Thanh niên, eCHIP… các đài lớn như VTV, HTV…
6.Hoạch định ngân sách:
- Chi phí cho công tác chuẩn bị, quảng bá, vận động : 150 triệu
- Chi phí cho việc thực hiện cuộc thi, chấm thi, chi phí phát sinh trong quá trình thi: 300 triệu
- Chi phí giải thưởng: 120 triệu - Chi phí khác: 30 triệu
7. Đánh giá kết quả:
Sau cuộc thi phải đánh giá xem kết quả nhận được so với chỉ tiêu đề ra là như thế nào.
CHƯƠNG 5