Chủ thể và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 29)

cho họ thói quen thực hiện hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể làđảm bảo cho họ có khả năng thực hiện tốt chuyên môn, giúp cấp có thẩm quyền ra được những chủ trương, quyết sách đúng, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời, không vi phạm pháp luật trong quan hệ với Nhà nước và với các đối tượng có liên quan trong phạm vi thẩm quyền được giao.

Các mục đích của phổ biến, giáo dục cho công chức cấp xã có mối đan xen, qua lại trong mối liên hệ hữu cơ thống nhất, từ tri thức pháp luật đến tính tự giác; từ tính tự giác đến tính tích cực; từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật. Ngược lại, khi có thói quen xử sự theo pháp luật thì lòng tin, tình cảm pháp luật lại được củng cố. Do đó, khi tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật đều phải hướng hoạt động vào tất cả các mục đích đã đề ra.

Do đặc điểm của các đối tượng công chức cấp xã là những người được Nhà nước giao trọng trách thay mặt Nhà nước xử lý các công việc ở địa phương thuộc thẩm quyền quản lý trong phạm vi sở tại, do vậy, họ là những người trực tiếp tham gia hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở. Chính vì lý do đó, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã phải tác động đến hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của đội ngũ công chức này. Hơn nữa, các đối tượng trong đội ngũ công chức cấp xã có trình độ nhận thức, vị trí, vai trò khác nhau đối với hoạt động của chính quyền cơ sở, do vậy, yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật đối với từng đối tượng công chức cấp xã cũng có sự khác nhau. Mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật đối với từng đối tượng công chức cấp xã trên cơ sở đó cũng có sự khác biệt.

1.1.2.3. Chủ thể và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã chức cấp xã

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã đa dạng về chủ thể với những vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm xã hội khác nhau

cùng thực hiện tác động giáo dục tới các đối tượng nhằm thực hiện các mục tiêu của phổ biến, giáo dục pháp luật.

Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có thể là các chủ thể chuyên nghiệp như các báo cáo viên, cổ động viên, tuyên truyền viên về pháp luật, phóng viên, biên tập viên phụ trách nội dung liên quan đến pháp luật, giảng viên giảng dạy pháp luật, chuyên gia làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, là những người làm nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp thực hiện các mục tiêu của phổ biến, giáo dục pháp luật và là các chủ thể nòng cốt của phổ biến, giáo dục pháp luật.

Cũng cần nhấn mạnh vị trí, vai trò mang tính chuyên nghiệp của hệ thống cơ quan và công chức tư pháp các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vì theo Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thì Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật. Với chức năng được giao, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; b) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; c) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học [12].

Đồng thời, theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2009 của liên Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công

tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã đã quy định hệ thống cơ quan Tư pháp nêu trên có chức năng giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương. Căn cứ chức năng được giao, Sở Tư pháp có nhiệm vụ:

a) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; b) Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh; c) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; d) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp; đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật [6].

Phòng Tư pháp có nhiệm vụ:

a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; b) Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp huyện; c) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật [6].

Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ: "Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở cấp xã" [6].

Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã cũng có thể là chủ thể không chuyên nghiệp, là những người phải làm nhiều việc với những mục tiêu khác nhau nhưng trong đó có nhiệm vụ là thực hiện các mục

tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật, như các đại biểu Quốc hội, cán bộ thuộc các cơ quan hành pháp, tư pháp (kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên...), các luật gia, các thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các cán bộ, công chức và đó cũng chính là các công dân - cá nhân, bằng sự gương mẫu trong ý thức và trách nhiệm thi hành pháp luật trong đời sống đã có ảnh hưởng giáo dục tích cực đến ý thức pháp luật của các công dân khác (những người trong gia đình, hàng xóm láng giềng...).

Đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã khá phong phú và đa dạng, bởi trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, bất kỳ chủ thể nào cũng cần phải có sự hiểu biết pháp luật để có thể tham gia vào những quan hệ xã hội tuỳ theo địa vị pháp lý và lĩnh vực hoạt động của mình.

Mỗi đối tượng với địa vị cụ thể có những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận tác động phổ biến, giáo dục pháp luật khác nhau về phạm vi, mức độ. Trong khi đó, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài chứ không phải là sự tác động nhất thời, một lần của chủ thể tới đối tượng giáo dục. Đó là một quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Do vậy, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã phải phân loại được các đối tượng, từ đó mới xác định được các nội dung, hình thức, phương tiện, biện pháp phù hợp để tiếp cận với đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật một cách có hiệu quả.

Cần đặc biệt chú ý tới tính đặc thù, vai trò "kép" của công chức cấp xã trong mối quan hệ với phổ biến, giáo dục pháp luật, họ vừa là đối tượng của giáo dục pháp luật, vừa là chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật. Công chức cấp xã cần được trang bị những kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật, về các nguyên tắc tổ chức và quản lý nhà nước, về quy chế hoạt động và các trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của Ủy ban nhân dân xã mà họ là đại diện, cần được bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và thái độ tuân

thủ các nguyên tắc pháp chế trong khi thi hành công vụ, vừa là chủ thể giáo dục pháp luật trong mối quan hệ với nhân dân thông qua việc họ giải thích và áp dụng các điều luật để giải quyết công việc cụ thể mà tác động đến nhận thức, tình cảm, lòng tin và ứng xử của nhân dân.

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 29)