MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71)

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, quản lý xã hội bằng pháp luật là yêu cầu tất yếu khách quan trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Nâng cao dân trí pháp lý, hiểu biết pháp luật và thái độ xử sự theo pháp luật của các đối tượng trong xã hội là yêu cầu quan trọng của Nhà nước. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đòi hỏi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, cần thiết phải được tiến hành toàn diện, rộng khắp đối với mọi đối tượng trong xã hội nhằm xây dựng môi trường trong đó mọi người đều hiểu biết và tôn trọng, thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, pháp luật giữ một vị trí tối thượng và đặc biệt quan trọng. Muốn hệ thống pháp luật hoàn thiện và có hiệu lực trên thực tế, muốn tạo lập mối quan hệ hài hoà giữa nhà nước và công dân, các quyền tự do, dân chủ được bảo đảm, bộ máy nhà nước được tổ chức và vận hành một cách có hiệu quả, thì điều kiện tiên quyết là phải có sự hiện diện của pháp luật ở mọi nơi, văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức và nhân dân phải cao. Điều đó có nghĩa là phải tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, để công tác phổ biến, giáo dục

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)