Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là phổ biến, giáo dục cho các chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

biến, giáo dục cho các chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng khác

Công chức cấp xã vừa là đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa là chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong mối quan hệ của phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã thì họ là đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật. Với vai trò là đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật, họ phải đảm bảo các yêu cầu, mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật, song với vai trò là công chức cấp xã trong mối quan hệ với nhân dân và đối tượng có liên quan khác thì công chức cấp xã trở thành chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy, vai trò của họ có tác động rất lớn đến sự hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của nhân dân đối với pháp luật. Do đặc điểm này nên trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã, ngoài nội dung phải chú ý cung cấp cho họ phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật, còn cần chú ý phổ biến, giáo dục cho công chức cấp xã ý thức về người "đầy tớ, công bộc" của nhân dân.

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì mỗi công chức cấp xã cần phải xây dựng ý thức chí công vô tư, coi pháp luật là cán cân công lý, hiểu biết pháp luật để thực thi nhiệm vụ và chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Ý thức pháp luật của các chủ thể này là cơ sở cho việc thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật một cách kịp thời, đúng đắn. Hơn bất cứ hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nào khác, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật ở đây phải thấm nhuần phương châm nói đi đôi với làm, do đó yêu cầu về trình độ chuyên môn, năng lực, về sự gương mẫu trong phẩm chất đạo đức, lối sống luôn được đặt lên hàng đầu.

Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với những thành tựu phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đó vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức to lớn đối với yêu cầu hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa nền công vụ của nước ta, đòi hỏi đội ngũ công chức cấp xã phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết và nắm vững pháp luật đồng thời có những đổi mới tương ứng nhằm thích nghi, đủ khả năng giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điều đặc biệt là, trong đội ngũ công chức cấp xã có công chức Tư pháp - Hộ tịch, đội ngũ công chức này được giao nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chủ trì, phối hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở; đồng thời, công chức Tư pháp - Hộ tịch còn là thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của xã, giúp Hội đồng xây dựng kế hoạch, chương trình và triển khai tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương. Điều đó có nghĩa là, đối tượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã vừa là đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa là chủ thể chủ yếu thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng trên địa bàn, thậm chí họ có thể là báo cáo viên, cộng tác viên hay chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng công chức cấp xã khác. Chính điểm đặc thù này, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã cần được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn luật, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và các kiến thức bổ trợ khác như tin học, tiếng dân tộc (nếu ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số)... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã và đối tượng công chức cấp xã khác.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)